Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).
Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ "đần độn, rối trí" (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!".
Cẩn thận
mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em
Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc,
cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.
Ngập ngừng
một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: "Con trai của ông bà là
một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không
có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai
mình".
Kể từ
đó, Edison được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mà không đến
trường thêm lần nào nữa.
Nhiều
năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong
những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy
phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.
Một
ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy
gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá
thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: "Con trai ông bà là đứa trẻ
rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa".
Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư năm nào. Thiên tài viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ".
Sưu
tầm Chuyện
NHÂN VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét