Việc
nhìn chằm chằm vào điện thoại quá lâu có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng
thời gian sống của con người.
Một
nghiên cứu mới sử dụng ruồi giấm cho thấy tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng có thể
ảnh hưởng đến tuổi thọ tự nhiên.
Hiện
tại, đa số mọi người dành nhiều thời gian để nhìn vào màn hình điện thoại, máy
tính. Thống kê cho rằng trung bình người lớn dành 34 năm cuộc đời cho hoạt động
này.
Ảnh minh họa: Smartcitiesworld
Một
phân tích mới đã xem xét việc mắt tiếp xúc với ánh sáng màn hình có thể ảnh
hưởng như thế nào đến tuổi thọ.
Viện
nghiên cứu về lão hóa Buck (Mỹ) đã xem xét mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với
ánh sáng của ruồi giấm và thời gian sống của chúng. Ruồi giấm được chọn do có
các quá trình sinh học tương tự như con người.
Tác
giả chính, Tiến sĩ Brian Hodge, thông tin, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện
ra mắt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ.
Nguyên
nhân tạo ra điều trên là nhịp điệu tuần hoàn, đồng hồ cơ thể 24 giờ điều chỉnh
các chức năng của cơ thể trong cả ngày.
Nhịp
điệu tuần hoàn thích ứng với các mức độ ánh sáng, nhiệt độ khác nhau khi chúng
ta di chuyển, dẫn tới các kích thích khiến chúng ta đói hoặc mệt mỏi.
Làm
việc ca đêm, xem TV hoặc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể khiến quy
trình trên bị ảnh hưởng, tác động xấu tới sức khỏe.
Giáo
sư Pankaj Kapahi cho biết: “Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính và điện thoại,
đồng thời tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm rất đáng lo ngại đối với đồng hồ
sinh học”.
“Những
yếu tố trên làm rối loạn khả năng bảo vệ cho mắt, gây tổn hại đến phần còn lại
của cơ thể và não bộ”.
Họ
muốn tìm hiểu xem các gen trong mắt có liên quan đến tuổi thọ hay không, đánh
giá liệu ánh sáng trong mắt có thể gây thoái hóa và viêm nhiễm cơ quan thụ cảm
ánh sáng.
Giáo
sư Kapahi nhận định: “Rối loạn chức năng của mắt thực sự có thể dẫn đến các vấn
đề ở các mô khác”.
Một
thí nghiệm cho thấy những con ruồi được giữ trong bóng tối liên tục sống lâu
hơn.
Giáo
sư Kapahi nói: “Chúng ta luôn nghĩ về mắt như một bộ phận phục vụ chúng ta, để
cung cấp tầm nhìn. Chúng ta không nghĩ về mắt như một cơ quan phải được bảo vệ
để bảo vệ toàn bộ cơ thể”.
An Yên (Theo Mirror) https://vietnamnet.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét