Con người là động vật cao cấp nhất của vũ trụ. Mỗi bộ phận của con người đều có tác dụng, công dụng riêng nhưng là một thể thống nhất để tạo con người vĩ đại. Tim và gan, chắc chắn là hai bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Một để mang máu đi khắp cơ thể, một để lọc, thải độc tố. Nó làm việc 24/24, không ngừng nghỉ. Hôm nay chúng ta bàn luận về gan – một bộ phận cơ thể mà người đời thường nói rằng “To gan, lớn mật” để chỉ ai dám chống chọi luật pháp của triều đình.
GAN CÓ NHIỆM
VỤ
- Chuyển hoá
glucid: tổng hợp, dự trữ và giải phóng glycogen.
- Chuyển hoá protid: tổng hợp protein huyết tương, khử
amin của các acid amin, tạo urê.
- Chuyển hoá lipid: tổng hợp lipoprotein,
phospholipid, cholesterol; tạo mật, liên hợp các muối mật; oxy hóa các acid
béo.
- Chuyển hóa chất khoáng: dự trữ sắt, đồng và các chất
khoáng khác.
- Chuyển hóa vitamin: chuyển hóa caroten thành vitamin
A, vitamin K xúc tác quá trình hình thành prothrombin. Ngoài ra gan còn là cơ
quan dự trữ vitamin A, D, K...
- Khử độc:
Gan là một cơ quan khử độc quan trọng của cơ thể đối
với các độc tố nội sinh, các độc tố do vi khuẩn, độc tố của rượu, của
thuốc…
Các chức năng trên bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân.
Hình ảnh gan bình thường và gan bị xơ.
Chế độ ăn trong xơ gan
Theo Bệnh viện 103, xơ gan là bước tiến triển tận cùng
của các tổn thương ở gan. Trong giai đoạn cấp tính tế bào gan bị thoái hóa mỡ
rồi hoại thư, khi bệnh tiến triển tới xơ gan thì các tế bào thoái hoá hoặc hoại
thư sẽ bị xơ hóa dần dần, xơ hóa lan ra xung quanh tế bào gan. Đồng thời cơ
năng gan suy yếu dần dần.
Xơ gan là do ngộ độc kéo dài (như rượu), xơ gan do
thiếu dinh dưỡng (thiếu protein) ở những bệnh nhân có tiền sử viêm gan siêu vi
trùng với chế độ ăn không tốt thì dễ dẫn đến xơ gan.
Trên thực tế ở một số nước, chế độ ăn thiếu protein
kéo dài cũng sẽ phát sinh xơ gan. Ấn Độ, châu Phi, có nhiều trẻ bị suy dinh
dưỡng rất nặng và bị xơ gan vì ăn uống kém, thiếu chất đạm. Nhiều trường hợp đã
được cứu sống bằng chế độ ăn tuy bệnh nặng.
Liệu pháp ăn uống có tác dụng hỗ trợ, cải thiện, hồi
phục chức năng của tế bào gan bị suy yếu nhưng còn có thể hồi phục được. Tuy
nhiên, nó không có tác dụng trực tiếp đến các triệu chứng tăng áp lực ở tĩnh
mạch cửa, xảy ra khi xơ hoá đã cố định
Cách áp dụng chế độ ăn:
- Cần phải áp dụng chế độ ăn nhiều protein giống như
chế độ của viêm gan giai đoạn hồi sức, tức là protein khoảng 1,5 đến 2g/ kg cân
nặng.
Nên dùng sữa vì sữa có nhiều protid tốt và nhiều
methionin bảo vệ gan. Thực phẩm thứ hai cần chú ý là trứng, nên dùng trứng gà
vì lipid ít hơn trứng vịt, protein của trứng có giá trị sinh học cao nhất so
với mọi loại thức ăn. Hiện nay, người ta coi đạm của trứng là đạm chuẩn
để từ đó so sánh với các thực phẩm khác. Trong đạm của trứng chứa đầy đủ 10
loại acid amin cần thiết (lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin,
valin, leucin, izoleucin, arginin và histidin).
Ngoài ra dùng thêm thịt, cá, đậu phụ để tăng thêm
nguồn đạm cho bệnh nhân.
Xơ gan là bước tiến triển tận cùng của các tổn thương ở gan.
- Nếu xơ gan kèm theo phù, cổ trướng thì cho bệnh nhân
ăn nhạt, giảm muối.
- Nếu xơ gan giai đoạn cuối thì phải giảm protein, đủ
nhu cầu tối thiểu để duy trì cân bằng nitơ, nếu nhiều quá dễ đưa đến hôn mê
gan, khoảng 0,6- 0,7 g/ kg cân nặng.
Nguồn: Hà An https://dantri.com.vn/