Mùa xuân bình yên

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

4. Thực phẩm để qua đêm coi chừng rước ung thư vào người

 Có những thực phẩm bạn tuyệt đối không được để qua đêm nếu không muốn bị bệnh nguy hiểm.

1. Sữa đậu nành

                             Ảnh minh họa.

Vào bữa sáng, nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Khi uống không hết, chúng ta thường hay bảo quản trong tủ lạnh để hôm sau dùng tiếp.

Tuy nhiên, việc làm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì một số loại sữa đậu nành để qua đêm rất dễ sinh ra vi khuẩn, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh để dính nước bọt vào sữa đậu nành trong quá trình ăn và cất trữ nó vào vật chứa kín rồi cất vào tủ lạnh, sử dụng càng sớm càng tốt.

2. Hải sản

Hải sản khi đã nấu chín cũng nằm trong 'danh sách đen' các loại thực phẩm không nên để qua đêm. Vì lúc này, hàm lượng protein trong món ăn đã bị biến chất làm tăng gánh nặng đến gan và thận, đặc biệt là món hấp hay nướng kể cả khi bạn bảo quản trong tủ lạnh hay không.

Do đó, đừng vì tiếc rẻ mà hâm đi hâm lại những món ăn này để rước bệnh vào người,

3. Trứng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với trứng gà luộc để qua đêm, nếu không bảo quản trong tủ lạnh mà để ở ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Lưu ý, với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu.

4. Nộm, gỏi

Đa phần các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, nên sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

5. 2 thực phẩm 'không đội trời chung' với trứng

  Thà nhịn chứ đừng dại ăn kẻo sinh bệnh cả nhà

 ( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm dưới đây rất kỵ với trứng, vì thế bạn tuyệt đối không nên kết hợp kẻo gây hại cho sức khỏe cả nhà.

Không ăn trứng với sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc trong bữa sáng. Tuy nhiên, một trong những điều kiêng kỵ khi kết hợp thực phẩm mà ít người biết đến là sữa đậu nành với trứng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa đậu nành có men protidaza, men này kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, nếu sử dụng cả sữa đậu nành và trứng, hãy dùng cách xa nhau về mặt thời gian.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu kết hợp trứng và sữa đậu nành quá thường xuyên, trong sữa đậu nành có thể sinh ra tế bào UT, gây hại cho sức khỏe.

Không nấu trứng với đường trắng

Protein và axit amin có trong trứng sẽ phản ứng hóa học với natri fructosyl carboxylate có trong đường và tạo thành một chất khó hấp thụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt ở nhiều nơi, thường lạm dụng đường để rán trứng, luộc trứng, hay nấu canh trứng...

Hơn nữa, trứng vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu thêm đường sẽ gây quá tải cho đường tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì, trong khi đây đều là những bệnh có thể kích hoạt các tế bào UT hoạt động.

Ngoài 2 thực phẩm kể trên, mọi người cung không ăn trứng với một số thực phẩm sau:

Không ăn chung trứng với óc lợn: Vì sẽ làm tăng cholesterol trong máu, đặc biệt là người mắc cao huyết áp càng nên tránh.

Không ăn trứng với tỏi: Theo Lương y Nguyễn Anh Đào, nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết: 'Tỏi ăn với trứng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong trường hợp bệnh nhân đói bụng ăn vào sẽ sinh choáng váng và ói.

Không ăn trứng với nước trà:  Vì sẽ khiến axit tannic có trong lá trà khi kết hợp với protein trong trứng gây khó tiêu hóa hơn do nhu động ruột giảm.

Khôn ăn chung trứng với quả hồng: Vì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu như ói, đau bụng, tiêu chảy.

Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 g muối). Nếu không bị buồn nôn, hãy uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn chung trứng với thịt thỏ, ngỗng: Vì thịt thỏ, ngỗng có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh. Nếu kết hợp chúng với trứng sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ngoài ra khi ăn trứng, mọi người cần lưu ý 3 điều sau:

- Không ăn trứng quá nhiều: Vì tuy giàu dinh dưỡng, nhưng gây dư thừa dinh dưỡng, cơ thể khó đào thải hết cholesterol, dẫn tới bị khó tiêu, đầy bụng, béo phì, tăng gánh nặng cho gan và thận.

- Không ăn trứng gà luộc, nướng để qua đêm: Vì chất dinh dưỡng và protein trong trứng bị phá hủy sẽ biến chất, mất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.

- Không nên cho mì chính (bột ngọt) vào món trứng: Vì trứng có chứa nhiều axit amin, nó là thành phần chính của bột ngọt. Nêm thêm vào sẽ biến mùi vị món ăn thành món bị bỏ "nhầm" quá nhiều mì chính.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

 

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

6. Đừng tưởng chỉ rượu bia hại thận

 4 loại đồ uống nhiều người mê này là thủ phạm tàn phá thận

Có nhiều loại đồ uống phổ biến được mọi người dùng hàng ngày có thể dẫn đến tổn thương thận theo thời gian nhưng ít ai chú ý.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, một khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi. Vì vậy, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cũng chính là cách để bảo vệ cơ quan này.

Tuy nhiên, có những loại đồ uống phổ biến dưới đây có thể đang âm thầm phá hủy thận của bạn. Nếu bạn vẫn đang uống chúng mỗi ngày thì nên từ bỏ thói quen này sớm để bảo vệ sức khỏe.

Bác sĩ Trần Nghiêm Thành, khoa Thận của Bệnh viện Đài Bắc, Đài Loan chia sẻ 4 loại đồ uống gây hại cho thận:

1. Nước ngọt

Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Nước ngọt là loại đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bác sĩ Trần Nghiêm Thành cho biết, nó chứa rất nhiều chất có hại cho sức khỏe. Khi bạn uống nhiều nước ngọt, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn.

Uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng proteinuria - hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều. Lúc này, sự bài tiết protein qua nước tiểu gia tăng, đồng nghĩa với việc thận đã bị tổn thương.

Bên cạnh đó, nước ngọt có ga còn chứa nhiều axit phosphoric. Thường xuyên sử dụng loại đồ uống này có thể gây ra sỏi thận, rối loạn tiết niệu và các bệnh về thận mạn tính khác.

Ngoài ra, tiêu thụ nước ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gout, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Nước ép trái cây

Với hàm lượng đường cao, calo dồi dào, nước trái cây rất nguy hại cho vòng eo và thận. Bác sĩ Trần Nghiêm Thành chia sẻ một nghiên cứu về lipid và glucose, trong những tình nguyện viên tham gia, những người uống các đồ nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn so với những người hiếm khi dùng nó.

Bác sĩ Trần Nghiêm Thành cho biết, nước trái cây không hề có chất xơ do quá trình ép đã loại bỏ toàn bộ nó. Trong khi đó, lượng calo mà nó cung cấp lại vô cùng lớn. Mỗi ly nước trái cây (khoảng 230ml) có thể cung cấp 150 calo, nghe có vẻ khá ít, nhưng nó dễ khiến bạn uống rất nhiều. Càng uống nhiều càng hấp thụ không kiểm soát calo và đường vào cơ thể. Và đó là lý do tại sao nước trái cây không thân thiện với thận của chúng ta.

3. Trà sữa

Trà đặc và trà sữa là 2 loại thức uống cũng khiến thận suy yếu. (Ảnh minh họa)

Trà sữa là thức uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ. Không chỉ có vị ngọt, béo mà loại đồ uống này còn có nhiều hương vị khác nhau, vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thức uống thơm ngon này lại có nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nguyên nhân là vì khi uống nhiều thức uống này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp nhiều calo vào cơ thể, dễ dẫn tới tăng cân, béo phì.

Theo bác sĩ Trần Nghiêm Thành, lượng đường trong trà sữa lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu của cơ thể. Nếu hấp thụ quá nhiều đường có thể sẽ làm đường huyết tăng cao. Đặc biệt, đường fructose trong trân châu có thể làm tăng mức độ axit uric, tăng gánh tặng cho thận, rất nguy hiểm đối với người có axit uric cao. Vì vậy, nếu có trót đam mê thức uống bổ béo này thì cũng nên hạn chế uống để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn.

4. Trà đặc

Đối với trà, bác sĩ Trần Nghiêm Thành nhấn mạnh, không nên uống nhiều trà đặc, bởi trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò bài tiết florua ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể nạp lượng forua quá lớn và tích trữ quá nhiều có thể sẽ gây tổn thương vỏ thận, ống tủy.

Bên cạnh đó, thói quen uống trà sau khi uống rượu sẽ càng thêm gây hại cho thận. Nguyên nhân là vì trà đặc chứa nhiều theophylline có tác dụng lợi tiểu. Khi trà và rượu cùng đi vào thận một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây tổn thương cho cơ quan này.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dung-tuong-chi-ruou-bia-hai-

 

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

CÀ PHÊ 1: CÁCH UỐNG CÀ PHÊ TỐT NHẤT

 Đây mới là cách uống cà phê tốt nhất cho sức khỏe, theo khoa học

Bạn có thể tăng cường lợi ích sức khỏe của cà phê bằng 5 chất bổ sung thơm ngon, được hỗ trợ bởi khoa học, theo tạp chí khoa học Scitech Daily.

Không có gì quyến rũ hơn mùi cà phê vào buổi sáng. Hương thơm của tách cà phê quả là không gì có thể cưỡng nổi, làm tỉnh cả người không có thói quen uống cà phê.

Như bạn đã biết, cà phê mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng điều tuyệt vời không dừng lại ở đó!

Bạn hoàn toàn có thể biến tách cà phê buổi sáng trở nên bổ dưỡng. Bằng cách thay vì thêm đường hoặc sữa, bạn hãy thêm 1 trong 5 thứ độc đáo sau:

Có những thứ tuyệt vời hơn đường và sữa giúp bạn tăng cường sức khỏe và thỏa mãn vị giác của bạn.

1. Quế

Quế đã được sử dụng như một loại gia vị y học trong hàng ngàn năm, vì chứa đầy các khoáng chất và chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy một khẩu phần quế thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bạn có thể khuấy nửa muỗng cà phê bột quế vào tách cà phê buổi sáng để tăng gấp đôi lợi ích, theo Scitech Daily.

2. Bột Maca

Maca có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy nó giúp ích cho hoạt động thể thao và ham muốn tình dục và chứa nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được.

Tốt nhất nên tiêu thụ khoảng 2 muỗng cà phê bột maca mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích nhất.

Tuy nhiên, nó có hương vị khá lạ, vì vậy nên sử dụng từng ít một, chia đều trong ngày.


 3. Bột cacao

Bột cacao thô có giá trị dinh dưỡng cao, là chất chống oxy hóa mạnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bằng cách giúp giảm huyết áp và cholesterol, đồng thời có đặc tính chống trầm cảm có thể giúp điều chỉnh tâm trạng.

Mức khuyến nghị là 1 muỗng canh ca cao mỗi ngày, vì vậy bạn nên chia làm nhiều lần trong ngày.

4. Gừng

Gừng là cách tuyệt vời để thêm gia vị cho cốc nước cà phê buổi sáng. Nó có mùi vị tuyệt vời và có nhiều lợi ích sức khỏe khi khởi động, các nghiên cứu cho thấy nó có thể điều trị chứng buồn nôn, đau cơ và giúp giảm cholesterol.

Bạn có thể rắc nửa muỗng cà phê bột gừng vào tách cà phê, Nhưng để đạt được nhiều lợi ích nhất, nên cắt nhỏ hoặc xay một muỗng gừng sống vào tách cà phê, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất và hương vị tốt nhất, theo Scitech Daily.

5. Nghệ

Trong những năm gần đây, nghệ đã trở thành loại gia vị phổ biến cho sức khỏe vì nó rất giàu hợp chất curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và giúp giảm tác hại của nhiều vấn đề sức khỏe.

Nếu thêm 1 muỗng cà phên nghệ vào cà phê, bạn nên thêm một chút chất béo lành mạnh, như sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân, để giúp cơ thể hấp thụ chất curcumin. Lý tưởng hơn, rắc thêm chút tiêu sẽ tối đa hóa sự hấp thụ curcumin và cải thiện giá trị dinh dưỡng.

Chưa chắc tách cà phê buổi sáng của bạn ngon hơn khi thêm những thứ kể trên! Nhưng điều chắc chắn là bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn nhiều, bạn có thể nhân đôi lợi ích cho tách cà phê của mình.

Nếu bạn không thích cà phê của mình có hương vị lạ, hãy bổ sung vào những đồ ăn thức uống khác để gặt hái lợi ích cho sức khỏe, theo Scitech Daily.

BÀN VỀ CÀ PHÊ 2: UỐNG CÀ PHÊ GIẢM NGUY CƠ SUY THẬN

 Mối liên hệ đầy bất ngờ giữa uống cà phê và suy thận

(NLĐO) - Uống 2-3 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn giảm mạnh nguy cơ bị suy thận cấp, nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Kidney International Reports cho thấy những người uống bất kỳ lượng cà phê nào mỗi ngày có nguy cơ mắc suy thận cấp (AKI - còn gọi là tổn thương thận cấp tính) thấp hơn trung bình 15%.

Uống ở mức 2-3 ly cà phê mỗi ngày đem lại hiệu quả cao nhất: giảm 22%–23% nguy cơ.

Thói quen uống cà phê có thể đem lại lợi ích cho hoạt động của thận (Ảnh minh họa từ Internet)

Sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng, một cuộc khảo sát đang diễn ra về bệnh tim mạch ở bốn cộng đồng ở Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá 14.207 người trưởng thành được thu thập dữ liệu từ những năm 1987-1989 với độ tuổi trung bình là 54.

Những người tham gia được khảo sát bảy lần trong khoảng thời gian 24 năm. Họ được chia thành nhiều nhóm: không uống cà phê, uống 1, 2, 3 hoặc hơn 3 ly mỗi ngày. Trong thời gian khảo sát, có 1.694 trường hợp chấn thương thận cấp tính được ghi nhận.

Tờ Medical Xpress dẫn lời giáo sư Chirag Parikh, Trưởng khoa Thận của Trường Y khoa Đại học Johns Hopkins - Mỹ: "Chúng tôi nghi ngờ rằng lý do cà phê ảnh hưởng đến nguy cơ AKI có thể là do các hợp chất hoạt tính sinh học kết hợp với caffeine hoặc chỉ bản thân caffeine giúp cải thiện quá trình tưới máu và sử dụng oxy trong thận. Chức năng thận tốt và khả năng chống chịu với AKI - phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu và oxy ổn định".

Giáo sư Parikh cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định toàn diện các cơ chế bảo vệ có thể có của việc tiêu thụ cà phê đối với thận, đặc biệt là ở cấp độ tế bào. Ông tin rằng có khả năng caffein còn giúp thận duy trì một hệ thống ổn định hơn.

Theo mô tả từ Quỹ Thận Quốc tế, AKI là một đợt suy thận đột ngột hoặc tổn thương thận xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, gây ra các chất cặn bã tích tụ trong máu, khiến thận khó duy trì sự cân bằng chính xác của chất lỏng trong cơ thể.

Các triệu chứng AKI khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm: tiểu ít; sưng ở chân và mắt cá chân, và xung quanh mắt; mệt mỏi; khó thở; buồn nôn; tức ngực... Ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể co giật hoặc hôn mê. Rối loạn này thường là biến chứng của một vấn đề sức khỏe hay một ca phẫu thuật liên quan đến thận.

                   Theo: Anh Thư

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

BÀN VỀ CÀ PHÊ 3 - Những người nên ngừng uống cà phê ngay

 Người bị huyết áp cao, trào ngược dạ dày, mất ngủ thường xuyên không nên uống cà phê.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, cải thiện hiệu suất tập luyện và giúp giảm cân nhưng uống quá nhiều có thể tàn phá cơ thể.

Chuyên gia Kylie Ivanir khuyên người lớn nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ tối đa khoảng 400mg mỗi ngày, tương đương khoảng 3 đến 5 tách cà phê. 

Ngoài ra một số đối tượng như người huyết áp cao, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên xem xét hạn chế lượng caffeine. Bạn cũng phải cân nhắc việc cho thêm đường, kem và siro. 

Dựa trên thực tế có một số nguy hiểm khi uống quá nhiều cà phê, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra cảnh báo với các nhóm người sau: 

1. Huyết áp cao 

Nhà dinh dưỡng Sandy Younan Brikho cảnh báo những người bị huyết áp cao cần ngừng uống cà phê càng sớm càng tốt vì chất caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp. 

"Một phân tích đã chứng minh sự gia tăng huyết áp theo thời gian ở những người đàn ông uống nhiều cà phê", bà Brikho nói. 

"Nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm cũng gây ra sự gia tăng huyết áp". 

2. Bị trào ngược axit

Thông thường, sau khi thức ăn xuống đến thực quản, cơ thắt thực quản sẽ co vào để thức ăn không thể trào ngược trở lại. 

Tuy nhiên, caffein làm giãn cơ thắt thực quản, dẫn tới kích hoạt trào ngược axit. Bởi vậy, nếu bị tình trạng này, bạn nên hạn chế uống các đồ chứa caffein như cà phê, trà, soda. 

3. Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

Do hàm lượng caffeine cao, uống cà phê 6 giờ hoặc ít hơn trước khi lên giường dễ làm gián đoạn giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ. Nếu không thể bỏ thói quen uống cà phê, bạn nên chuyển sang uống vào thời điểm sớm hơn, cắt giảm lượng nạp vào. 

4. Bị rối loạn lo âu

Do hàm lượng caffein cao, uống quá nhiều cà phê dễ gây ra các triệu chứng lo lắng bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ. Bởi vậy, người bị chứng rối loạn lo âu cần tránh xa cà phê. 

5. Phụ nữ bị mất kinh 

Một số người đang cố gắng giảm cân, ăn uống thiếu calo đã sử dụng cà phê như một cách để ngăn chặn cảm giác thèm ăn. 

Chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill thông tin: “Một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê là kinh nguyệt không đều”. 

An Yên (Theo Eatthis) https://vietnamnet.vn/

BÀN VỀ CÀ PHÊ 4

 Vì sao người mắc bệnh hô hấp không nên uống cà phê?

Hàm lượng caffeine có trong cà phê có thể gây khó thở cho những người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch.

Cà phê là một thức uống phổ biến. Đối với những người khỏe mạnh, cà phê có ít tác động tiêu cực khi uống điều độ. Thậm chí, thức uống này còn có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lợi ích đốt cháy chất béo nhẹ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây đau đầu, lo lắng, khó ngủ, khó chịu, mang đến các vấn đề về hô hấp. Dưới đây là những lý do mà những người mắc bệnh về đường hô hấp và tim mạch nên cân nhắc khi tiêu thụ cà phê mỗi ngày.

Gây khó thở

Caffeine có trong cà phê tương tự về mặt hóa học với theophylline, một loại thuốc cũ để điều trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, cà phê không được khuyến khích trong việc hỗ trợ điều trị đối với người bệnh hen suyễn. Bởi lẽ, việc dùng caffeine với liều lượng cao có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ như tăng nhịp tim, đau đầu, khó ngủ, căng thẳng và kích động.

Người bệnh hen suyễn chỉ nên uống cà phê với lượng thấp đến vừa phải là an toàn. Với người trưởng thành, không nên tiêu thụ quá 400 miligam caffeine mỗi ngày.

Caffeine có thể khiến bạn cảm thấy khó thở nếu đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: Freepik

Tăng triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường dễ bị khó thở. Theo Cleveland Clinic, hàm lượng caffeine có trong cà phê sẽ làm tăng nhịp thở; hệ quả này sẽ gây ra sự căng thẳng cho hệ tim mạch, phổi, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, caffeine cũng có thể tương tác tiêu cực với các loại thuốc đang được dùng để điều trị COPD.

Theo tạp chí Y học New England, thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản thường được kê đơn để điều trị viêm phế quản cấp tính. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà phê trong khi sử dụng thuốc giãn phế quản sẽ mang đến rủi ro làm giảm hiệu quả của thuốc. Các nhà khoa học cho biết sự kết hợp giữa thuốc giãn phế quản và caffeine có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm co giật, lú lẫn hoặc các vấn đề về tim mạch như nhịp tim không đều.

Tác dụng phụ

Vì có độ pH trung bình từ 4.85 đến 5.10 nên hầu hết các loại cà phê đều có tính axit khá cao. Do đó, chúng có thể gây ra bệnh trào ngược hoặc chứng ợ nóng cho những người mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo người bệnh nên tránh dùng caffeine trước khi kiểm tra chức năng phổi vì một lượng nhỏ caffeine cũng có thể cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khó thở là điều không nên xem nhẹ, đặc biệt nếu bạn mắc một bệnh lý nào đó gây ra các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, COPD, béo phì, ung thư phổi, phản ứng dị ứng và viêm phổi. Để ngăn ngừa, thuyên giảm các triệu chứng, người bệnh cần tránh uống cà phê. Trà hoặc nước tăng lực cũng là thức uống chứa nhiều caffeine, do đó người bệnh cũng nên hạn chế.

Với những trường hợp mắc viêm phế quản mạn tính, hãy xây dựng thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Huyền My(Theo Livestrong, Verywell Health, Drug.com)