Mùa xuân bình yên

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

1. SỨC KHỎE DINH DƯỠNG - Uống nhiều nước có thật sự tốt?

 Hầu hết người dân đều hiểu tầm quan trọng của nước với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên uống đủ thay vì để thiếu hoặc thừa nước.

“Uống nhiều nước lên”, chị V.P.L. (30 tuổi, ngụ Đống Đa, Hà Nội) cao giọng khi thấy cô con gái 8 tuổi vừa ra khỏi phòng, mở cửa tủ lạnh tìm kiếm đồ ăn như thường lệ.

Trên thực tế, đó là một trong những lời dặn dò tiêu biểu của các ông bố, bà mẹ với con cái. Đây cũng là lời tự nhắc nhở của nhiều người đối với bản thân mỗi ngày.

Với những lợi ích không cần bàn cãi của nước cho cơ thể, điều này không sai, nhất là khi lối sống bận rộn nơi thành thị khiến đa số chúng ta “quên” việc phải uống nước.

Dẫu vậy, "thái quá bất cập". Việc uống quá nhiều hay quá ít nước đều mang đến những tác động không tốt cho sức khỏe con người.

Lợi bất cập hại

Trao đổi với Zing, bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẳng định với tỷ lệ lớn trong cơ thể, nước đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của con người.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta có thể nhịn ăn trong 15-20 ngày nhưng chỉ không uống nước được tối đa 2-3 ngày. Điều này phần nào thể hiện cơ thể rất cần nước. Tuy nhiên, chỉ nên nạp ở mức vừa đủ”.

Theo vị chuyên gia, một số người hiện có quan niệm phải uống thật nhiều nước để tốt cho sức khỏe. Số khác thậm chí cho rằng uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ cặn thận, sỏi thận,... Điều này không đúng.

Uống thừa hay thiếu nước đều mang lại những tác động xấu tới sức khỏe, đặc biệt với thận. Ảnh minh họa: marvin_meyer.

Uống thừa hay thiếu nước đều mang lại những tác động xấu tới sức khỏe,
đặc biệt với thận. Ảnh minh họa: marvin_meyer.

Bác sĩ Hào giải thích: “Việc uống quá ít nước khiến các chất độc, cặn bã không được đào thải ra ngoài. Lúc này thận cũng sẽ giảm khả năng hoạt động, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể”.

Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay nước rất cần thiết đối với sức khỏe con người bởi tất cả phản ứng và quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều cần nước.

Nước còn giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Do đó, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Riêng đối với trẻ em, thiếu nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em, một chứng bệnh rất hay gặp.

Trái lại, việc uống quá nhiều nước lại đặt cơ thể vào tình trạng buộc phải đào thải quá nhiều chất thông qua thận. Khi đó, thận phải làm việc quá nhiều, đồng thời khiến các vi chất dinh dưỡng quan trọng cũng bị đào thải ra ngoài.

“Không chỉ thận, tim cùng nhiều cơ quan khác của cơ thể sẽ buộc phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng nước quá lớn. Việc này gây tiêu tốn năng lượng và gây ra những phản ứng không tốt”, bác sĩ Hào cho biết.

Từ đây, vị chuyên gia khẳng định uống quá nhiều hay quá ít nước đều không nên. Chúng ta cần đảm bảo một lượng nước vừa đủ để cơ thể làm việc trong trạng thái cân bằng.

Uống nước như thế nào?

“Lượng nước thế nào là đủ sẽ phụ thuộc vào loại hình lao động của mỗi người và ngoại cảnh. Ví dụ trong điều kiện thời tiết nắng nóng, chúng ta sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn những ngày lạnh, hanh khô. Các vận động viên, người lao động chân tay thường xuyên đổ mồ hôi cũng sẽ cần lượng nước lớn hơn nhóm nhân viên văn phòng”, bác sĩ Lê Quang Hào nói.

Mỗi nhóm tuổi, thời tiết, công việc sẽ có lượng nước "đủ" khác nhau.

                            Ảnh minh họa: johnny_mcclung

Về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Hải bổ sung các mức nước trung bình với mỗi nhóm tuổi cần đảm bảo gồm:

  • Người lớn: 2-2,5 l/ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng: Nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp sữa, bố mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi, còi xương hoặc đi ngoài phân táo bón có thể cho trẻ uống thêm khoảng 100-200 ml/ngày.
  • Trẻ 6 -12 tháng: Nhu cầu nước là 100 ml/kg/ngày (kể cả sữa).
  • Trẻ trên một tuổi: Trẻ 10 kg cần 1 l nước/ngày (kể cả sữa). Còn trẻ trên 10 kg, mỗi kg thêm 50 ml.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 l/ngày.

Ngoài ra, bác sĩ Hải cho rằng chúng ta nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn. Không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn bởi chúng sẽ hòa loãng và nhanh đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, việc ăn và uống đồng thời cũng khiến chúng ta nuốt món ăn chưa được nhai kỹ, không tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Vị chuyên gia khuyến nghị uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều. Tốt nhất là nên uống chậm, từng ngụm để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu, đồng thời thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể khi thiếu nước.

Bác sĩ Hải cho biết thêm để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên tự đun sôi nước sạch để nguội uống hàng ngày, (Không uống nước đun sôi để quá 3 ngày), nếu uống nước đóng chai, phải chọn các hãng có uy tín trên thị trường. Chú ý hạn sử dụng. Các loại nước suối, nước khoáng thiên nhiên không có kỳ hạn, chỉ có ngày sản xuất, còn lại chỉ nên sử dụng trong 6 tháng. Và đây là những thời điểm uống nước hợp lý nhất:

1- 1 cốc 200 ml nước lọc khi thức dậy: rửa ruột, thanh lọc cơ thể;

2- 1 cốc trước khi tắm: hạ huyết áp, bởi khi tắm cơ thể bạn lạnh hơn nên sẽ phải huy động năng lượng để cân bằng thân nhiệt. Do đó quá trình cân bằng thân nhiệt cơ thể cần nước để giải nhiệt bên trong.

3- 1 cốc trước khi ăn 1 tiếng: kích thích vị giác, hỗ trợ dạ dày, hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Ngoài ra uống nước trước bữa ăn còn giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón.

4- Uống lượng nước vừa đủ trước, trong và sau khi tập luyện; 100-250ml;

5- 1 cốc nhỏ trước khi đi ngủ: sẽ không làm bạn mất ngủ mà nó còn có tác dụng đặc biệt giúp đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn, từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn. Có thể còn hạn chế các bệnh tim, mạch nữa.

Uống từng ngụm nhỏ để tránh bị sặc!

Đơn giản quá phải không? Bạn đã thực hiện chưa?

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6). Theo Quoc Toan

 

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

2. Thói quen ăn uống làm giảm tuổi thọ

 Ăn quá nhiều thịt đỏ, protein từ động vật, uống nhiều soda hoặc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể rút ngắn tuổi thọ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi thọ gắn liền với 5 yếu tố về lối sống, trong đó có chế độ ăn uống. Các chuyên gia cho biết những thói quen ăn uống dưới đây có thể làm giảm tuổi thọ.

1. Ăn quá nhiều protein

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism chỉ ra rằng chế độ ăn uống giàu protein có thể gây hại cho não bộ của người trung niên nhiều như hút thuốc lá.

Người trung niên ăn nhiều protein nguồn gốc từ động vật có nguy cơ tử vong vì ung thư cao gấp 4 lần, nguy cơ tử vong vì bất kỳ loại bệnh nào cao hơn 74% so với người ăn chế độ ít protein.

Người thu nạp ít nhất 20% calo hàng ngày từ các nguồn protein có tỷ lệ tử vong do ung thư và tiểu đường cao hơn. Những người ăn nhiều thực phẩm làm từ động vật, như thịt hoặc phô mai có nguy cơ tử vong sớm hơn vì bất kể nguyên nhân gì.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống vừa phải hoặc giàu protein có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn đậu xanh, có lợi cho người trên 65 tuổi.

"Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn vừa đủ protein (cả từ động và thực vật) ở tuổi trung niên góp phần ngăn ngừa ung thư và giảm tỷ lệ tử vong nói chung, thông qua quá trình điều chỉnh hormone và cả mức insulin", Eileen Crimmins, Chủ tịch viện Lão khoa tại Đại học Nam California, cho biết.

Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cần ăn đầy đủ protein để duy trì cân nặng hợp lý và bảo vệ khỏi tình trạng còi xương.

2. Uống nhiều soda

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học Quốc tế Jama cho thấy việc uống nước ngọt (cả loại thường và loại dành cho người ăn kiêng) có thể làm giảm tuổi thọ.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích dữ liệu từ hơn 451.000 người trưởng thành ở châu Âu trong 16 năm và kết luận uống hai lon nước ngọt mỗi ngày có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn. Nguyên nhân là nước ngọt có liên quan đến các bệnh tiêu hóa.

Uống quá nhiều soda có thể làm giảm tuổi thọ. Ảnh: Racool Studio

3. Ăn quá ít carb

Chế độ ăn hạn chế carb có thể làm giảm vài năm tuổi thọ. Các chuyên gia cho biết nhóm ăn vừa phải lượng carb sống lâu hơn gấp 4 lần so với những ăn cực ít carb.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet Public Health đã phân tích lượng carbohydrate của hơn 15.400 người trưởng thành ở độ tuổi trung niên tại Mỹ trong 25 năm. Họ nhận ra rằng các tình nguyện viên tiêu thụ lượng carb vừa phải sống lâu hơn so với người ăn cực kỳ ít carb.

4. Ăn quá nhiều thịt đỏ

Một nghiên cứu do Đại học Đông Phần Lan thực hiện chỉ ra rằng đàn ông trung niên thường xuyên ăn thịt động vật, cụ thể là thịt đỏ hấp thụ lượng protein xấu cao hơn so với nam giới ăn uống cân bằng cả động thực vật.

Đàn ông trung niên ăn trung bình 200g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 23% so với những người ăn dưới 100g thịt mỗi ngày.

5. Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo

Theo các chuyên gia, không có khái niệm chất thay thế đường lành mạnh. Nghiên cứu trên hơn 118.000 người trưởng thành, công bố trên tạp chí Circulation, cho thấy đồ uống chứa đường nhân tạo có liên quan đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây tử vong sớm.

Uống thêm 300ml đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng 10% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Vasanti S. Malik, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho biết: "Mức tiêu thụ tối ưu nhất đối với những đồ uống này là 0. Chúng không có lợi cho sức khỏe chút nào".

6. Ăn thực phẩm chế biến sẵn

Ăn nhiều pepperoni, xúc xích và các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, có thể làm giảm 14% tuổi thọ, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ (JAMA).

Ngày càng nhiều bằng chứng chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể tăng tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

Thục Linh (Theo Eat this, Not that)  https://vnexpress.net/

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

3. Những thực phẩm có thể làm giảm tuổi thọ

 Thiên Nhan zingnews.vn/

Các nghiên cứu chỉ ra một số loại thực phẩm có thể tổn hại cho sức khỏe bằng cách gây rối loạn tế bào telomere, gián tiếp làm giảm tuổi thọ.

Bí quyết sống thọ là điều mà nhiều người săn đón. Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn uống lành mạnh góp phần giúp chúng ta sống lâu hơn, tránh được nhiều bệnh tật.

Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có thể tổn hại cho sức khỏe bằng cách gây rối loạn tế bào telomere. Telomere có nhiệm vụ bảo đảm sự bền vững của chromosome (phân tử DNA đóng gói theo dạng xoắn kép), chống lại thoái hóa tế bào, sự tái tổ hợp sai lạc và có vai trò điều hòa gene.

Theo Đại học Khoa học Y tế Utah, Mỹ, khi các tế bào tái tạo, telomere sẽ ngắn lại theo thời gian. Khi telomere ngắn lại, nó có thể kích hoạt các tế bào hoạt động sai và chết đi. Các telomere ngắn hơn cũng có liên quan tình trạng ung thư, bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra 4 loại thực phẩm dưới đây có thể góp phần rút ngắn telomere, gián tiếp giảm tuổi thọ của chúng ta. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên hạn chế ăn những thực phẩm này để có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh.

1. Nước ngọt có gas

Soda có đường là kẻ thù giết chết các telomere. Một nghiên cứu được công bố tạp chí American Journal of Public Health dựa vào phân tích 5.309 người trưởng thành phát hiện nếu mỗi ngày một ly soda, nước ngọt có gas 600 ml, chúng ta sẽ bị lão hóa thêm 4,6 năm tuổi thọ.

Mặc dù các tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa telomera và soda ăn kiêng. Dù vậy, nhóm chuyên gia vẫn cho rằng thức uống này không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Nghiên cứu cũng cho thấy uống soda ăn kiêng hàng ngày cũng liên quan nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn 67%. Chất tạo ngọt nhân có thể làm tăng cảm giác thèm ăn đường nhiều hơn.

Nước ngọt có gas, soda là đồ uống chứa nhiều đường, góp phần gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và giảm tuổi thọ. Ảnh: Freepik.

2. Thực phẩm đã qua chế biến

Thực phẩm, thịt đã qua chế biến như xúc xích, pepperoni đã được chứng minh khiến chúng ta chết sớm hơn. Một nghiên cứu năm 2008 đăng trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition xem xét tác động của nhiều nhóm thực phẩm khác nhau lên độ dài của telomere. Khoảng 840 tình nguyện viên đã tham gia nghiên cứu này.

Các tác giả phát hiện những người ăn một hoặc nhiều khẩu phần thịt chế biến mỗi tuần có lượng telomere ngắn hơn nhóm không ăn bất kỳ loại thịt chế biến nào.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Đại học Michigan, Mỹ, cũng tìm ra kết quả tương tự. Sau khi phân tích hơn 5.800 loại thực phẩm, họ phát hiện ăn một chiếc xúc xích có thể khiến bạn mất 36 phút sống khỏe mạnh. Ngược lại, ăn các loại hạt có thể giúp chúng ta tăng thêm 26 phút tuổi thọ. Bánh mì bơ đậu phộng - mứt trái cây có thể kéo dài thêm 33 phút cuộc đời. Con số này ở người ăn cá hồi nướng, bơ đậu phộng là thêm 10-15 phút.

Xúc xích, pate đóng hộp, salami... chứa nhiều chất bảo quản, dễ gây hại thận, béo phì và giảm tuổi thọ. Ảnh: iStock.

Xúc xích, pate đóng hộp, salami... chứa nhiều chất bảo quản,

  dễ gây hại thận, béo phì và giảm tuổi thọ. Ảnh: iStock.

Ngoài ra, những thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, muối dư thừa, chất béo chuyển hóa và đường. Đây đều là chất có tác động xấu tới sức khỏe. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Loma Linda, Mỹ, trên 75.000 tình nguyện viên, người ăn nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn.

Loại thực phẩm này cũng liên quan các rối loạn như tiểu đường, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, vấn đề thần kinh, sa sút trí tuệ, Parkinson và tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ, như bánh mì kẹp thịt và beefsteak, từ lâu đã có liên quan đến bệnh tim, ung thư. Thói quen này cũng ảnh hưởng độ dài của telomere. Trong nghiên cứu trên tạp chí Clinical Nutrition, những con chuột thí nghiệm được cho ăn các chế độ ăn khác nhau gồm thịt bò hoặc thịt gà trong bốn tuần. Nhóm ăn nhiều thịt đỏ hơn có hiện tượng chiều dài telomere trong tế bào ruột kết giảm nhiều hơn. Nhóm ăn thịt trắng cũng bị ngắn telomere nhưng tốc độ chậm hơn so với thịt đỏ.

Tin tích cực mà nghiên cứu này phát hiện ra là chế độ ăn chứa các loại carbs tốt (kháng tinh bột) giúp đốt cháy chất béo giúp làm giảm tác động tiêu cực của thịt đỏ với telomere. Một số loại kháng tinh bột được khuyến cáo nên ăn là đậu lăng, chuối.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta nên ăn thịt trắng như ức gà, vịt, ngang, ngỗng để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Alamy.

4. Rượu bia

Giống thịt đỏ, rượu bia và các chất kích thích nói chung đều có tác động xấu tới sức khỏe về lâu dài. Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ năm 2010 cho thấy rượu có thể làm tăng tốc độ rút ngắn telomere.

Nhóm tác giả xem xét DNA huyết thanh của những người lạm dụng rượu (22% uống 4 ly rượu trở lên mỗi ngày) và nhóm sử dụng rượu vừa phải. Kết quả cho thấy telomere ngắn hơn đáng kể ở những người nghiện rượu. Thậm chí, nó chỉ bằng 50% so với nhóm không lạm dụng rượu bia.

Ngoài ra, theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, uống nhiều hơn 4 ly rượu, bia mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn ở những người vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc. Nếu cùng hút thuốc, nghiện rượu nặng, nguy cơ này còn cao gấp 5 lần.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

4. Thực phẩm để qua đêm coi chừng rước ung thư vào người

 Có những thực phẩm bạn tuyệt đối không được để qua đêm nếu không muốn bị bệnh nguy hiểm.

1. Sữa đậu nành

                             Ảnh minh họa.

Vào bữa sáng, nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Khi uống không hết, chúng ta thường hay bảo quản trong tủ lạnh để hôm sau dùng tiếp.

Tuy nhiên, việc làm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì một số loại sữa đậu nành để qua đêm rất dễ sinh ra vi khuẩn, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh để dính nước bọt vào sữa đậu nành trong quá trình ăn và cất trữ nó vào vật chứa kín rồi cất vào tủ lạnh, sử dụng càng sớm càng tốt.

2. Hải sản

Hải sản khi đã nấu chín cũng nằm trong 'danh sách đen' các loại thực phẩm không nên để qua đêm. Vì lúc này, hàm lượng protein trong món ăn đã bị biến chất làm tăng gánh nặng đến gan và thận, đặc biệt là món hấp hay nướng kể cả khi bạn bảo quản trong tủ lạnh hay không.

Do đó, đừng vì tiếc rẻ mà hâm đi hâm lại những món ăn này để rước bệnh vào người,

3. Trứng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với trứng gà luộc để qua đêm, nếu không bảo quản trong tủ lạnh mà để ở ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Lưu ý, với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu.

4. Nộm, gỏi

Đa phần các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, nên sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

5. 2 thực phẩm 'không đội trời chung' với trứng

  Thà nhịn chứ đừng dại ăn kẻo sinh bệnh cả nhà

 ( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm dưới đây rất kỵ với trứng, vì thế bạn tuyệt đối không nên kết hợp kẻo gây hại cho sức khỏe cả nhà.

Không ăn trứng với sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc trong bữa sáng. Tuy nhiên, một trong những điều kiêng kỵ khi kết hợp thực phẩm mà ít người biết đến là sữa đậu nành với trứng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa đậu nành có men protidaza, men này kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, nếu sử dụng cả sữa đậu nành và trứng, hãy dùng cách xa nhau về mặt thời gian.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu kết hợp trứng và sữa đậu nành quá thường xuyên, trong sữa đậu nành có thể sinh ra tế bào UT, gây hại cho sức khỏe.

Không nấu trứng với đường trắng

Protein và axit amin có trong trứng sẽ phản ứng hóa học với natri fructosyl carboxylate có trong đường và tạo thành một chất khó hấp thụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt ở nhiều nơi, thường lạm dụng đường để rán trứng, luộc trứng, hay nấu canh trứng...

Hơn nữa, trứng vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu thêm đường sẽ gây quá tải cho đường tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì, trong khi đây đều là những bệnh có thể kích hoạt các tế bào UT hoạt động.

Ngoài 2 thực phẩm kể trên, mọi người cung không ăn trứng với một số thực phẩm sau:

Không ăn chung trứng với óc lợn: Vì sẽ làm tăng cholesterol trong máu, đặc biệt là người mắc cao huyết áp càng nên tránh.

Không ăn trứng với tỏi: Theo Lương y Nguyễn Anh Đào, nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết: 'Tỏi ăn với trứng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong trường hợp bệnh nhân đói bụng ăn vào sẽ sinh choáng váng và ói.

Không ăn trứng với nước trà:  Vì sẽ khiến axit tannic có trong lá trà khi kết hợp với protein trong trứng gây khó tiêu hóa hơn do nhu động ruột giảm.

Khôn ăn chung trứng với quả hồng: Vì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu như ói, đau bụng, tiêu chảy.

Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 g muối). Nếu không bị buồn nôn, hãy uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn chung trứng với thịt thỏ, ngỗng: Vì thịt thỏ, ngỗng có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh. Nếu kết hợp chúng với trứng sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ngoài ra khi ăn trứng, mọi người cần lưu ý 3 điều sau:

- Không ăn trứng quá nhiều: Vì tuy giàu dinh dưỡng, nhưng gây dư thừa dinh dưỡng, cơ thể khó đào thải hết cholesterol, dẫn tới bị khó tiêu, đầy bụng, béo phì, tăng gánh nặng cho gan và thận.

- Không ăn trứng gà luộc, nướng để qua đêm: Vì chất dinh dưỡng và protein trong trứng bị phá hủy sẽ biến chất, mất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.

- Không nên cho mì chính (bột ngọt) vào món trứng: Vì trứng có chứa nhiều axit amin, nó là thành phần chính của bột ngọt. Nêm thêm vào sẽ biến mùi vị món ăn thành món bị bỏ "nhầm" quá nhiều mì chính.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

 

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

6. Đừng tưởng chỉ rượu bia hại thận

 4 loại đồ uống nhiều người mê này là thủ phạm tàn phá thận

Có nhiều loại đồ uống phổ biến được mọi người dùng hàng ngày có thể dẫn đến tổn thương thận theo thời gian nhưng ít ai chú ý.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, một khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi. Vì vậy, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cũng chính là cách để bảo vệ cơ quan này.

Tuy nhiên, có những loại đồ uống phổ biến dưới đây có thể đang âm thầm phá hủy thận của bạn. Nếu bạn vẫn đang uống chúng mỗi ngày thì nên từ bỏ thói quen này sớm để bảo vệ sức khỏe.

Bác sĩ Trần Nghiêm Thành, khoa Thận của Bệnh viện Đài Bắc, Đài Loan chia sẻ 4 loại đồ uống gây hại cho thận:

1. Nước ngọt

Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Nước ngọt là loại đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bác sĩ Trần Nghiêm Thành cho biết, nó chứa rất nhiều chất có hại cho sức khỏe. Khi bạn uống nhiều nước ngọt, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn.

Uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng proteinuria - hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều. Lúc này, sự bài tiết protein qua nước tiểu gia tăng, đồng nghĩa với việc thận đã bị tổn thương.

Bên cạnh đó, nước ngọt có ga còn chứa nhiều axit phosphoric. Thường xuyên sử dụng loại đồ uống này có thể gây ra sỏi thận, rối loạn tiết niệu và các bệnh về thận mạn tính khác.

Ngoài ra, tiêu thụ nước ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gout, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Nước ép trái cây

Với hàm lượng đường cao, calo dồi dào, nước trái cây rất nguy hại cho vòng eo và thận. Bác sĩ Trần Nghiêm Thành chia sẻ một nghiên cứu về lipid và glucose, trong những tình nguyện viên tham gia, những người uống các đồ nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn so với những người hiếm khi dùng nó.

Bác sĩ Trần Nghiêm Thành cho biết, nước trái cây không hề có chất xơ do quá trình ép đã loại bỏ toàn bộ nó. Trong khi đó, lượng calo mà nó cung cấp lại vô cùng lớn. Mỗi ly nước trái cây (khoảng 230ml) có thể cung cấp 150 calo, nghe có vẻ khá ít, nhưng nó dễ khiến bạn uống rất nhiều. Càng uống nhiều càng hấp thụ không kiểm soát calo và đường vào cơ thể. Và đó là lý do tại sao nước trái cây không thân thiện với thận của chúng ta.

3. Trà sữa

Trà đặc và trà sữa là 2 loại thức uống cũng khiến thận suy yếu. (Ảnh minh họa)

Trà sữa là thức uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ. Không chỉ có vị ngọt, béo mà loại đồ uống này còn có nhiều hương vị khác nhau, vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thức uống thơm ngon này lại có nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nguyên nhân là vì khi uống nhiều thức uống này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp nhiều calo vào cơ thể, dễ dẫn tới tăng cân, béo phì.

Theo bác sĩ Trần Nghiêm Thành, lượng đường trong trà sữa lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu của cơ thể. Nếu hấp thụ quá nhiều đường có thể sẽ làm đường huyết tăng cao. Đặc biệt, đường fructose trong trân châu có thể làm tăng mức độ axit uric, tăng gánh tặng cho thận, rất nguy hiểm đối với người có axit uric cao. Vì vậy, nếu có trót đam mê thức uống bổ béo này thì cũng nên hạn chế uống để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn.

4. Trà đặc

Đối với trà, bác sĩ Trần Nghiêm Thành nhấn mạnh, không nên uống nhiều trà đặc, bởi trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò bài tiết florua ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể nạp lượng forua quá lớn và tích trữ quá nhiều có thể sẽ gây tổn thương vỏ thận, ống tủy.

Bên cạnh đó, thói quen uống trà sau khi uống rượu sẽ càng thêm gây hại cho thận. Nguyên nhân là vì trà đặc chứa nhiều theophylline có tác dụng lợi tiểu. Khi trà và rượu cùng đi vào thận một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây tổn thương cho cơ quan này.

Bàn về Ăn & Uống (1.2.3.4.5.6)

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dung-tuong-chi-ruou-bia-hai-

 

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

CÀ PHÊ 1: CÁCH UỐNG CÀ PHÊ TỐT NHẤT

 Đây mới là cách uống cà phê tốt nhất cho sức khỏe, theo khoa học

Bạn có thể tăng cường lợi ích sức khỏe của cà phê bằng 5 chất bổ sung thơm ngon, được hỗ trợ bởi khoa học, theo tạp chí khoa học Scitech Daily.

Không có gì quyến rũ hơn mùi cà phê vào buổi sáng. Hương thơm của tách cà phê quả là không gì có thể cưỡng nổi, làm tỉnh cả người không có thói quen uống cà phê.

Như bạn đã biết, cà phê mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng điều tuyệt vời không dừng lại ở đó!

Bạn hoàn toàn có thể biến tách cà phê buổi sáng trở nên bổ dưỡng. Bằng cách thay vì thêm đường hoặc sữa, bạn hãy thêm 1 trong 5 thứ độc đáo sau:

Có những thứ tuyệt vời hơn đường và sữa giúp bạn tăng cường sức khỏe và thỏa mãn vị giác của bạn.

1. Quế

Quế đã được sử dụng như một loại gia vị y học trong hàng ngàn năm, vì chứa đầy các khoáng chất và chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy một khẩu phần quế thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bạn có thể khuấy nửa muỗng cà phê bột quế vào tách cà phê buổi sáng để tăng gấp đôi lợi ích, theo Scitech Daily.

2. Bột Maca

Maca có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy nó giúp ích cho hoạt động thể thao và ham muốn tình dục và chứa nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được.

Tốt nhất nên tiêu thụ khoảng 2 muỗng cà phê bột maca mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích nhất.

Tuy nhiên, nó có hương vị khá lạ, vì vậy nên sử dụng từng ít một, chia đều trong ngày.


 3. Bột cacao

Bột cacao thô có giá trị dinh dưỡng cao, là chất chống oxy hóa mạnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bằng cách giúp giảm huyết áp và cholesterol, đồng thời có đặc tính chống trầm cảm có thể giúp điều chỉnh tâm trạng.

Mức khuyến nghị là 1 muỗng canh ca cao mỗi ngày, vì vậy bạn nên chia làm nhiều lần trong ngày.

4. Gừng

Gừng là cách tuyệt vời để thêm gia vị cho cốc nước cà phê buổi sáng. Nó có mùi vị tuyệt vời và có nhiều lợi ích sức khỏe khi khởi động, các nghiên cứu cho thấy nó có thể điều trị chứng buồn nôn, đau cơ và giúp giảm cholesterol.

Bạn có thể rắc nửa muỗng cà phê bột gừng vào tách cà phê, Nhưng để đạt được nhiều lợi ích nhất, nên cắt nhỏ hoặc xay một muỗng gừng sống vào tách cà phê, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất và hương vị tốt nhất, theo Scitech Daily.

5. Nghệ

Trong những năm gần đây, nghệ đã trở thành loại gia vị phổ biến cho sức khỏe vì nó rất giàu hợp chất curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và giúp giảm tác hại của nhiều vấn đề sức khỏe.

Nếu thêm 1 muỗng cà phên nghệ vào cà phê, bạn nên thêm một chút chất béo lành mạnh, như sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân, để giúp cơ thể hấp thụ chất curcumin. Lý tưởng hơn, rắc thêm chút tiêu sẽ tối đa hóa sự hấp thụ curcumin và cải thiện giá trị dinh dưỡng.

Chưa chắc tách cà phê buổi sáng của bạn ngon hơn khi thêm những thứ kể trên! Nhưng điều chắc chắn là bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn nhiều, bạn có thể nhân đôi lợi ích cho tách cà phê của mình.

Nếu bạn không thích cà phê của mình có hương vị lạ, hãy bổ sung vào những đồ ăn thức uống khác để gặt hái lợi ích cho sức khỏe, theo Scitech Daily.