Mùa xuân bình yên

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 15 --- GIẢI ĐỘC RẮN CẮN


Mùa hè là mùa rắn đi tìm thức ăn, do đó các ca ngộ độc do bị rắn cắn cũng tăng hơn trong thời gian này. Lời khuyên của bác sĩ đối với người bị rắn cắn là bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển đến cơ sở y tế. Mục đích chính của sơ cứu là để làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn, giúp nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc. Mục đích thứ 2 là loại bỏ bớt độc chất được chút nào hay chút ấy.
Trong mọi hoàn cảnh, bệnh nhân cn phải đến được ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

15.1 GIẢI ĐỘC RẮN CẮN BẰNG HẠT CHANH - AI CŨNG NÊN TẬN DỤNG
Thông thường chúng ta vẫn bỏ hạt chanh đi vì không hề biết đến công dụng GIẢI ĐỘC RẮN CẮN tuyệt vời từ loại hạt này.
Theo lương y Cù Văn Huynh (Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên), các hoạt chất trong hạt chanh có công dụng hút độc tố rất nhanh, áp dụng trong trường hợp bị rắn cắn.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
- Ngay sau khi bị rắn cắn: Bình tĩnh rửa vết rắn cắn bằng nước muối. Sau đó lấy 20g hạt chanh tươi hoặc khô cho người bị rắn cắn nhai, nuốt lấy phần nước còn phẫn bã bỏ ra đắp lên vùng rắn cắn để giải độc.
Trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì lấy bột hạt chanh hòa tan với nước đổ vào miệng, khi hạt chanh vào ruột bệnh nhân sẽ tỉnh.
📛 Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
Cả nhà lưu ngay mẹo chữa rắn cắn từ hạt chanh này lại để áp dụng nhé! Hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe.

15.2. CÂY LƯỠI HỔ (LƯỠI BEO) - RẮN ĐỘC CỠ NÀO CŨNG CHỮA ĐƯỢC
Địa Chỉ: Thôn Yên Khánh, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Thấy có những ca rắn độc cắn lở loét hết, đi bệnh viện họ giải độc nhưng không xử lý được hậu quả gây hoại tử... và vẫn thiệt mạng như thường... bài thuốc này để lúc thập tử nhất sinh có người ta mà giúp đời.
Lúc bị rắn độc cắn kể cả hổ chúa không nên hoảng sợ và vận động nhiều lúc đó sẽ làm máu lưu thông nhanh hơn.
Dùng dây buộc phía trên vùng bị cắn.
Lấy 2-4 lá lưỡi hổ vò nát cho vào khoảng 1-2 lít nước lọc hoặc nước sôi để nguội cho lá đã vò nát vào tiếp tục vò cho ra hết nước.
 Cho người bị rắn cắn uống no thì thôi. Uống liên tục, cách 15 - 30 phút lại cho uống tiếp, gọi là uống thay ăn.
Lúc đói có thể uống nước đường hoặc sữa và không ăn gì nữa. Lúc nào thấy khỏe rồi thì ăn uống bình thường và tiếp tục uống tiếp khoảng 5 - 10 ngày nữa .
Nên nhớ lúc bị cắn mới uống lần đầu, vò càng đặc nước càng tốt .
Và lấy bã đó đắp vào vết cắn.
Lưu ý: Những trường hợp không mở miệng nữa, sùi bọt mép thì phải cạy răng ra đổ thuốc vào. Uống xong nước này yên tâm sẽ khỏi rồi đưa ngay đi cấp cứu vẫn kịp thời.
Đây là bài thuốc rất hữu ích cho những ai ở xa trạm xá cần điều trị nhanh chóng. Đặc biệt công thức này áp dụng hiệu quả đã được kiếm chứng nên bà con hoàn toàn yên tâm. Bài thuốc góp phần Cứu người khỏi cơn nguy kịch.
15.3 Mã đề
Theo lương y Âu Văn Định (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Mã đề, còn gọi mà mã đề thảo, xa tiền, nhà én, su ma… có tên khoa học là Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaissne). Cây thuộc họ Mã đề. Sở dĩ có tên là mã đề, xa tiền là vì người ta cho rằng loại cây này mọc ở vết chân ngựa kéo xe
Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở gọn và gốc lá.
Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá dài.
Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

Cây mã đề có tác dụng hút độc trong các vết thương
Cách dùng đơn giản như sau:
Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
 Trứng gà
Sau khi nặn hoặc hút hết nọc độc ở vết cắn có thể dùng bài thuốc từ trứng gà sống như sau: Đục lỗ quả trứng gà, đặt lỗ thủng vào vết thương và ấn chặt; khi trứng biến thành màu đen thì thay quả khác, liên tục cho đến khi hết sưng tấy, trứng không đen thì thôi.
 Phèn chua
Theo cuốn Tập nghiệm bối thư phương của tác giả Lý Tấn đời Tống, khi bị rắn cắn có thể lấy phèn chua đun tới khi tan chảy thì bắc ra để nguội và nhỏ vào vết thương sẽ lập tức giảm đau và thải bỏ độc khí ra ngoài.
Ngoài ra, để chữa vết rắn cắn bạn cũng có thể sử dụng cây Kim vàng và phèn chua. Sau khi nặn hết máu độc ra, lấy 20g lá Kim vàng đã được giã nhỏ cùng 5g phèn chua và lọc lấy nước cho nạn nhân uống. Cứ 15 đến 30 phút thì cho bệnh nhân uống 1 lần, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày tình trạng sẽ dần ổn định.
15.4 Bòn bọt chữa độc rắn:
Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…
15.5. Sắn dây chữa rắn độc cắn:
Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

15.6 Đu đủ non
Theo Đông y, dùng đu đủ non để sơ cứu tại chỗ có thể tăng khả năng giữ tính mạng cho nạn nhân. Sau khi nặn hết máu độc, dùng dao đâm vào trái đu đủ non cho mủ ra thì lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí bị rắn cắn. Để không mất thời gian có thể dùng một chiếc garo để cố định những miếng bông trên vết cắn.
Sau đó lấy quả đu đủ bổ nhỏ rồi giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy thêm một chén nước, cho đu đủ vào khuấy đều lên và cho người bị rắn cắn uống cứ 15 phút một lần, mỗi lần 3 muỗng canh cho tới khi muốn đi đại tiện.
15.7 Bạch chỉ
Cây bạch chỉ thường được trồng ở vùng núi cao, thời tiết lạnh như Sapa, Tam Đảo. Cây cao tầm hơn 1 mét, là loại cây sống lâu năm, rễ cây thường được thu hái, phơi khô để làm thuốc. Theo Đông y, bạch chỉ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, giải cảm cho ra mồ hôi, chữa nhức đầu, đau buốt xương khớp, mụn nhọt chảy mủ….
Theo sách Trung dược lâm sàng do Dương Hữu Nam biên dịch, bài thuốc trị rắn cắn từ Bạch chỉ gồm: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hoặc có thể dùng: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống.



Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC SỐ 10: NHỮNG NƯỚC LÁ THUỐC KHÁNG SINH


10.1 NƯỚC LÁ VỐI


Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu trắng, lục nhạt. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, có dịch (mủ).

Tác dụng của nụ vối, lá vối
Lá vối rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Là thức uống phổ biến từ bao đời nay.
Tất cả các bộ phận của cây vối: lá, hoa, nụ, rễ… đều có thể dùng làm thuốc.
Những Công dụng tuyệt vời của vối:
1. Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout
2. Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường
3. Nụ vối giúp giảm mỡ máu
4. Hỗ trợ chữa bỏng
5. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu
6. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
7. Viêm gan, vàng da
8. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính
9. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống.

Cách sử dụng LÁ VỐI, NỤ VỐI

1. Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout
Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
 Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Và đây chính là lý do để bài thuốc chữa Gout là điển hình chữa bệnh của cây vối.
Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Bệnh Gout có thể sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Để chữa Gout, người bệnh còn cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, như ăn uống giảm chất béo, tăng chất xơ. Thay vì ăn nhiều thịt mỡ, hãy ăn nhiều rau xanh, rau muống, bắp cải, hoa lơ, cần tây, mướp đắng, đậu (đậu Hà Lan, đậu bắp..) mùa nào rau ấy, hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Lá vối ủ uống sẽ thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi.
Những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
2. Tác dụng Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường
Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ  Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.
3. Tác dụng của nụ vối giúp giảm mỡ máu
Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
4. Hỗ trợ chữa bỏng
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
5. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu
Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
6. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu, chữa chốc lở.
7. Viêm gan, vàng da
Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
8. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống
200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
9. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài
Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

Cách sử dụng LÁ VỐI, NỤ VỐI
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.
Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái. ​

10.2. Y LÁ ĐẮNG


Cây lá đắng có tiềm năng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh bị đau bụng biết dùng cây này ăn để hỗ trợ trị với hỗ trợ trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:
Hỗ trợ chữa cước khí chân sưng đau

Vỏ cây lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ 10-20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 500ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.

Hỗ trợ chữa tê thấp đau mỏi

Vỏ Cây lá đắng 3kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 2kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 300ml cao lỏng. Hòa 300ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy

Bột mịn vỏ Cây lá đắng 0,039g, cao vỏ lá đắng 0,006g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,015g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.

Hỗ trợ chữa gãy xương

Vỏ hoặc Cây lá đắng 50g, phối hợp với lá dâu tằm 50g, lá mía tía 30g, củ nghệ đen 30g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre.

Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã có thể biết được 4 tác dụng của cây lá đắng và có thêm những thông tin thật hay và bổ ích để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình.

10.3  QUẢ  HỒNG XIÊM

Vỏ cây chứa tanin với hàm lượng cao, một saponin và một lượng nhỏ alcaloid kết tinh gọi là sapotin. Quả xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin.
Vị thuốc Thiên ma Tính vị
 Tác dụng: Quả Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt. Trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể dùng trị lao; Hạt lợi tiểu; Dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.
 Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu; mỗi lần ăn 3-4 quả. Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét (thay thế Canh ki na); Quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống thuốc xổ mạnh. Thường dùng 15-20g vỏ quả xanh sắc uống. Hạt dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Dùng 6 hạt đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín. Liều cao sẽ gây độc, làm khó đái.
 Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Hồng xiêm
Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm: Quả hồng xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 - 5 ngày. Có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ:  Những người bị táo bón ăn mỗi ngày hai lần, mỗi lần hai quả hồng xiêm chín, chỉ mấy hôm sẽ hết táo.
 Có thể lấy lá hồng xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.
 Lợi niệu, giảm sốt:  Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.

10.4  MÃNG CẦU XIÊM

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa trị ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn từ thiên nhiên. 
Lá Mãng cầu xiêm cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác dụng chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Không những thế, nó còn tăng năng lượng và giúp chúng ta cảm giác vui tươi yêu đời hơn. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.
Mãng cầu là loại cây cực kì hữu ích trong đời sống hàng ngày. Bất cứ bộ phận nào của cây đều có thể tận thu: thân dùng làm củi đun, hoa, quả, lá,.. dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Từ lâu, lá mãng cầu đã được biết đến với nhiều công dụng quý như: trị chàm, trị gút, tốt cho bệnh nhân đau xương khớp,.. Đến năm 2013, khi một nghiên cứu của chuyên gia Hàn Quốc khẳng định rằng lá mãng cầu xiêm trị ung thư hiệu quả thì loại này đã thực sự tạo nên một cơn sốt không nhỏ trong cộng đồng người bệnh. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng lá mãng cầu xiêm có chứa rất nhiều acetogenins – hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư, nó có khả năng ức chế mạnh NADH oxidase chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư.
Thực chất, phát kiến này đã được công bố từ năm 1976. Trên 1 tạp chí về y học sức khỏe, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng lá mãng cầu có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư ác tính.
1 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Chàm
 Dùng lá mãng cầu xiêm nghiền nát đắp lên vết chàm hoặc chà xát lên vết chàm. Nhờ đặc tính chống viêm, lá mãng cầu xiêm giúp người bệnh chàm nhanh chóng cải thiện tình trạng mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào.
2 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh chứng phong thấp
 Nhờ có tác dụng như một chất chống viêm tự nhiên, lá mãng cầu xiêm còn dùng để điều trị bệnh thấp khớp. Bạn chỉ cần đun sôi lá cây và nghiền nát lá để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp lá cây vào vị trí các khớp đau 2 lần mỗi ngày. Bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
3 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tên gọi chung của các bệnh nhiễm khuẩn bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Hãm lá mãng cầu xiêm với nước sôi, dùng như trà thường xuyên sẽ giúp chữa lành hoàn toàn các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Lá mãng cầu xiêm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ bởi bộ tộc bản địa của Brazil để làm giảm co thắt và co giật. Trà làm từ các lá mãng cầu xiêm đã được sử dụng như một loại thuốc bổ tim và để nâng cao tâm trạng và chống lại virus cúm, ho và các bệnh viêm khác. Hỗn hợp thực hiện với các lá mãng cầu xiêm thường được sử dụng bên ngoài để giảm đau viêm khớp, thấp khớp và đau dây thần kinh. Lá nghiền làm giảm căng thẳng tạo ra sự thư giãn và dễ ngủ.
4 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Gút
 Gút là nỗi kinh hoàng của nhiều người do phải chịu nhiều đau đớn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do quá trình đào thải a-xít uric không hoàn thiện. Lấy lá mãng cầu xiêm hãm với nước sôi, dùng như nước trà, uống mỗi ngày sẽ làm sạch a-xít uric trong máu. Lá Mãng Cầu Xiêm Tăng cường hệ miễn dịch Nếu thấy mình bị cúm, nhiễm trùng hoặc thường xuyên cảm lạnh, rất có khả năng hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Lá mãng cầu xiêm sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và khỏi bệnh nhanh chóng.
5 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Ung thư
 Điều quan trọng nhất của lá mãng cầu xiêm chính là công dụng tuyệt vời đối với ung thư. Nhiều chuyên gia y tế đồng ý rằng uống trà lá mãng cầu xiêm là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn cả hóa trị hay xa trị. Đặc biệt, loại lá dân dã này tốt cho ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyết tiền liệt. Hơn nữa, phương pháp điều trị này lại không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.
Đây là phương thuốc
Lấy 4-5 lá mãng cầu xiêm còn tươi, rửa sạch, thêm 3 bát nước vào nồi, đun sôi đến khi chỉ còn 2/3 lượng nước. Để nguội rồi uống như uống nước trà.
 Bột lá Mãng cầu xiêm được xem như là một phép lạ từ các rừng nhiệt đới, được sử dụng phương thuốc truyền thống để  phòng tránh bệnh tật. Hiện nay Lá Mãng Cầu Xiêm nổi tiếng với khả năng chống đột biến tế bào, lá mãng cầu xiêm cũng đã được xem như dược liệu kháng virus, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng cũng như làm giảm cảm giác lo âu và trầm cảm, cũng hỗ trợ mức huyết áp khỏe mạnh.
Lá mãng cầu xiêm: 'Thần dược' chữa ung thư tốt gấp nghìn lần hóa trị
Cách pha trà lá mãng cầu
Lá mãng cầu xiêm phơi khô. Mỗi lần uống bạn dùng khoảng 15 lá mãng cầu xiêm khô, rửa sạch rồi cho vào nấu với 1 lít nước sôi. Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước giảm một nửa. Trà để nguội hoặc uống khi còn ấm sẽ rất ngon.
Chú ý khi dùng lá mãng cầu xiêm
Không nên sử dụng mãng cầu xiêm trong những trường hợp sau đây:
- Đang dùng thuốc hạ huyết áp: Mãng cầu xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuốc này không nên uống trà lá mãng cầu.
- Đang dùng thuốc tiểu đường: Mãng cầu xiêm có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
- Người mắc bệnh gan hoặc thận: Mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.
- Người có lượng tiểu cầu thấp: Mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.

10.5  NƯỚC LÁ BƠ

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ là một điển hình. Bạn hết sức ngỡ ngàng về công dụng của nó.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, quả bơ, lá bơ có tác dụng tốt đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Đặc biệt, có tác dụng mạnh đến mỡ máu - cholesterol LDL, HDL, cholesterol toàn phần và Tryglycerid.
Chính vì tác dụng tuyệt vời này, với bệnh nhân tiểu đường đang bị thừa cân béo phì có thể dùng bơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm lượng mỡ dư thừa, ngăn chặn các biến chứng về mỡ máu, tim mạch, thần kinh, huyết áp, duy trì được cân nặng,… Và hỗ trợ ổn định đường huyết và huyết áp hiệu quả.
CÁCH DÙNG
Lá bơ tươi, hái từ trên cây xuống, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, đun khoảng 10-15 phút hoặc để cạn còn phân nửa, là dùng được. Nếu dùng 10 lá lớn thì đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước. Chia đều uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút - 3 bữa ăn chính.
Bài thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, không có tác dụng phụ.
Trong quá trình áp dụng bài thuốc, bạn cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống để kiểm soát tốt đường huyết, cũng như đánh giá được hiệu quả của bài thuốc. Để áp dụng bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước về liều lượng và thời gian điều trị phù hợp.
Đây là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tại nhà, không có tác dụng thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh hiện tại. Bệnh nhân vẫn phải duy trì phác đồ điều trị hiện tại cùng với bài thuốc từ lá bơ này.
Một điều quan trọng không kém nữa, bạn phải duy trì một chế độ ăn uống phù hợp; ngủ nghỉ thư giãn cân bằng với công việc; luyện tập thể dục thể thao và duy trì một tinh thần lạc quan vui vẻ nhất, đó cũng là cách ổn định đường huyết, huyết áp và ngăn chặn biến chứng tự nhiên
Có một điều bạn nên nhớ rằng, lá sen, lá vối, lá ổi và dây thìa canh là những thảo dược tự nhiên quen thuộc với người dân Việt Nam, các dược tính của chúng đã được chứng minh lâm sàng đối với bệnh tiểu đường mà không có phản ứng phụ. Việc sử dụng chúng một cách đơn lẻ hoặc chế biến dưới dạng khô để làm trà uống hàng ngày sẽ không thể triệt để được khả năng  điều trị bệnh tiểu đường. Chúng như TPCN.
Văn nghệ đôi chút. Vui vui, Hè về - Sáng tác Hùng Lân – Tốp ca Đài TNVN  
Đan Mạnh Hùng tổng hợp và chuyển th sang YouTube.
                                https://bit.ly/2KliTuO



Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

KHỔ VÌ VIẾT TẮT


Nhà tôi có đứa con Tâm Thần. Bác sỹ nọ kê đơn: Con Ông/Bà bị T.T. Mẹ nó tá hỏa: Mày mà là T.T à? Làm T.T thì mặt phèn phẹt, đi dứng khệnh khạng, người che ô, kẻ loăng quanh chớp ảnh….Còn mày thì mặt choắt, tai dơi; nói năng ngọng ngựu, Tâm Thần thì có. Lần này bà nói thật.

CHỮ KHÔNG DẤU - CƯỜI SẰNG SẶC

"Chữ Việt Nam song song 4.0". Sau nhiều năm nghiên cứu, "Chữ Việt Nam song song 4.0" (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10-2019 khi phối hợp với "Chữ Việt nhanh" của tác giả Trần Tư Bình. Tác giả đã đăng ký bản quyền.

Trước đây, PGS-TS Bùi Hiển, đã già, ở cái tuổi 83, sau 40 năm theo đuổi cải tiến tiếng Việt, đã đăng tải công trình nghiên cứu của mình và đề nghị cải tiến để giảm thời gian viết chữ! Thế là cả 2 cải đề tài trên, đều mang đến tiếng cười cho thiên hạ.

Cách đây 40 năm, chương trình cải tiến hố xí 2 ngăn, rộ lên một thời. Nhưng đấy, dù sao cũng là một cải tiến. Người nông dân thôn quê, chân lấm, tay bùn, cải tiến, nghĩ ra hố xí 2 ngăn, ngăn để dùng hiện thời, còn ngăn kia, đổ do, trấu, lấp phân đầy để ủ. Ừ thì cứ cho là sáng kiến, (vì nó thiết thực với đầu ra của mọi người), và lúc đó, thập kỷ 80 thế kỷ trước, VTV phát sóng mấy kỳ, cả những chuyên gia Y tế Cu Ba, thị sát, học hỏi kinh nghiệm nữa.
Ngày nay sáng kiến cải tiến chữ Việt của các tác giả trên, liệu có được Xã hội chấp nhận? Không đâu, bị ném đá tơi bời.
Sự trong sáng của tiếng Việt còn ở những dấu huyền, ngã, chấm, nặng, phẩy…phân minh. Ấy thế mà tôi vẫn trông gà hóa quốc. Ông Ngận bỏ ô, hóa ra ông Ngạn. Xem VIDIO CLIP cho vui:

                        https://bom.to/9tabz8

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

THUỐC CỦA MỌI NHÀ - THUỐC XƯƠNG KHỚP (BÀI 4)


 4.1 Vang đỏ ngâm hành tây
Theo kinh nghiệm của người Nhật Bản thì bài thuốc từ hành tây và rượu vang đỏ được dùng để chữa bệnh về xương khớp, huyết áp cho người già, hạ đường huyết, khó ngủ, tiểu đêm,…
Nguyên liệu:
- 3 củ hành tây cỡ vừa
- 750ml rượu vang đỏ (hoặc rượu nho, vang trắng)
Thực hiện:

Chọn hành tây có vỏ màu tím đỏ càng tốt. Đem hành bóc vỏ, cắt dọc thành 8 phần đều nhau, bỏ đít rồi tách chúng tơi ra.
Cho hành vào cái lọ thủy tinh vừa phải rồi đổ rượu vào, nắp kín bình lại để chỗ mát khoảng 1 tuần lễ rồi lấy ra chắt rượu vào chai cho vào tủ lạnh dùng dần.
Cách dùng:
Bình thường nên dùng 50ml/lần, mỗi ngày uống 1-2 lần. Bạn có thể ăn được hành ngâm càng tốt. Những người thích uống ngọt có thể cho thêm chút mật ong vào. Lưu ý những người già chỉ nên uống 20ml/lần. 
Sử dụng khoảng 3-5 ngày bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của nó.
 Công dụng:
Các chất phytochemical trong rượu vang làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể, thêm vào đó, thành phần chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành.
- Giúp ổn định huyết áp ở người cao huyết áp.
- Giúp hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
- Giúp cải thiện rất tốt tật viễn thị, bệnh nhân có thể đọc được mà không cần kính nếu họ uống thường xuyên.
- Chữa tiểu nhiều vào ban đêm.
- Chữa mất trí nhớ.
- Giảm mỏi mắt.
- Xử lý vấn đề albumin trong nước tiểu do viêm nhiễm đường niệu.
- Điều trị táo bón.
Vì thế uống rượu điều độ từ 1-2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe, tăng tuổi thọ, rất tốt cho tim mạch.
 Bài thuốc dễ làm, thực hiện đơn giản, ai cũng nên làm. Thuốc hạ mỡ máu, chữa chứng đau nhức đầu gối, xương khớp, điều hòa huyết áp, mất ngủ,… đâu chỉ cho người già. Mỗi nhà ngâm một bình dùng chung cho tất cả.

 4.2 KINH NGHIỆM CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP
Rượu ngâm ong đất/ong rừng. Mỗi tối uống 1 chén hạt mít.

Tốt nht, mua 1 bình rưu ngâm ong đt đã có sn ở các hiệu thuc Đông y.
Lấy 1 cái bình thủy tinh tầm 4-5 lít. Chuyển ong và rượu sang đó, rồi đổ thêm rượu đày bình. Có thể chắt trước rượu đã ngâm sẵn ra 1 cái chai và dùng dần đi cũng được. Dùng hết chỗ rượu ấy thì chắt tiếp từ bình gốc ra. Người ta còn ngâm đến mười mấy năm, cho đến khi con ong tan ra hết. Mỗi ngày chỉ uống tầm 5 cc, nếu không uống được rượu, pha vào cốc 200 ml nước, và uống bình thường.
Thuốc có công dụng Trừ phong, giải độc, sát trùng. Dùng chữa đầu phong, phong tê thấp, ma phong, đơn độc, phong chẩn ...
Không những bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiêu, chỉ thống giải độc, thuốc còn dùng để bổ dưỡng và chữa các chứng bệnh như ho, táo bón, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm loét miệng, bỏng, ngộ độc ô đầu...
 (Kinh nghiệm: nên ngâm đủ 100 ngày)
LƯU Ý: Không nên dùng liên tục quá lâu, mà dùng trong khoảng 1-2 tháng thì lại nghỉ.
Vì ong đất nọc quá độc, uống vào sẽ gây hại cho gan, thận, dị ứng, mẩn ngứa... Trong dân gian thường ngâm các con ong trưởng thành hoặc ngâm cùng với ấu trùng và nhộng của chúng (ong mật, ong vò vẽ, ong đất) trong rượu trắng để làm rượu thuốc có tác dụng bồi bổ sức khoẻ. Một số nơi còn xào nhộng ong đất để ăn nhưng phải bỏ ruột, mật, đầu, cánh, chân chứ không phải xào lung tung mà ăn được. Loại nhộng để ăn cũng là loại nhỏ tí, chứ chưa ai ăn con ong trưởng thành.
Rượu thuốc là hình thức dùng rượu làm dung môi, để hòa tan (chiết xuất) các hoạt chất trong vị thuốc. Dân ta dùng 100-150 con ong vò vẽ, bỏ cánh, ngâm trong rượu 40-45 độ. Để rượu chừng 100 ngày rồi lấy ra uống mỗi tối một chung hạt mít. Rượu này chữa đau khớp. Chỉ có một điểm lưu ý là nọc ong độc nên người suy thận không được dùng. Tuy nhiên ong bầu và ong vò vẽ đều chữa đau nhức khớp tốt. Nếu nói cơ sở khoa học thì chưa có những nghiên cứu kỹ lưỡng, rượu ong vò vẽ vẫn là kinh nghiệm dân gian mà thôi.
Kính chúc độc giả thành công.
Sức khỏe cho mọi nhà.

            https://bit.ly/2QT1I7I

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

TRƯƠNG MỤC ÔNG NGẠN ĐỌC TRUYỆN



Mến mộ ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Ông có giọng đọc truyền cảm hứng. Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết ông viết mang đậm dấu nét quê hương, có tính trung thực và nghệ thật văn học sâu sắc. Phê phán xã hội ngày xưa có những thói hư, tật xấu, ông cũng phơi bày hiện tại, đời sống người di tản hay người trong nước, có những băn khoăn, trăn trở…về số phận con người. Những cuốn sách của ông, đổ xuống có thể đè chết một con người, nhưng cũng đè gẫy cả chân ông, để ông không được về nước. Biết vậy thôi, tôi vẫn mời ông đọc truyện. Hôm nay, mở trương mục ông Ngạn đọc truyện. Ăn theo ông, nhưng chắc chắn làm các bạn hài lòng.  

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

ÔNG NGẠN LẮM CHUYỆN


Ông bị ném đá, nhưng truyện thì Mê ly.
`Đây không phải chơi chữ. Đây là sự thật. Sự thật phũ phàng với người nổi tiếng. Nguyễn Ngọc Ngạn đã là người nổi tiếng, hay nói khác đi, đã là người của công chúng. Ông đã có những lần xảy chân. Đó là việc quyên góp, lần này, MC Nguyễn Ngọc Ngạn lại "tán dóc" trên sân khấu Berlin ngày 27/12/2019.
“3 phút phát biểu này đã trở thành "tai họa", Nguyễn Ngọc Ngạn nhận được "gạch đá" hơi nhiều từ Mỹ, Canada, ..., vì không ít người tin rằng ông Ngạn nói thật lập trường của mình chống Tổng thống Trump chứ không phải là "tán dóc" theo kiểu "trời lạnh quá rụng mất cả cái tai và một vài ngón tay".
Thậm chí có người còn đưa ra thuyết âm mưu rằng ông Ngạn muốn định hướng cử tri (chống Trump) cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020, mặc dù MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên sân khấu Berlin tại nước Đức và khán giả là người ở Đức, họ không có quyền bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ”.

Tôi trích dẫn lại đây lời nói của ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Và nhấn mạnh rằng, họa từ miệng mà ra. Âu cũng là bài học cho tất cả mọi người. Có chăng, vẫn là ông Ngạn, viết truyện hay tuyệt vời.
Dấu vết ân tình, Người đàn bà đi trước. Tôi biên soạn lại, giới thiệu cùng các bạn


Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

ÔNG NGẠN LẮM TRUYỆN



Những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết ông viết đã mang lại cho chúng ta một cách nhìn chân thực về cuộc sống này. Mỗi hoàn cảnh, ông đều có nhận xét tinh tế. Thông qua văn học, ông đã vẽ nên bức tranh thủy mạc, nhiều nét chấm phá làm đẹp cho đời. Bởi vậy, tôi thu thập những truyện ngắn của ông, khó khăn lắm mới mời được Ê kíp của ông, giới thiệu cùng các bạn.