Mùa xuân bình yên

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

4 lưu ý khi ăn đậu phộng sẽ gây hại cho sức khoẻ

Đậu phộng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ảnh: Hạ Mây© Lao Động

Đậu phộng (lạc), là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, khi ăn đậu phộng chúng ta cần lưu ý một số điều kẻo gây hại cho sức khoẻ.

Người bệnh gút nên ăn ít

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin gây ra, bệnh nhân mắc bệnh gút thường bị tăng axit uric máu. Nếu chế độ ăn của người bệnh gout chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric và làm bệnh trầm trọng hơn.

Do đó, bệnh nhân gút không nên ăn đậu phộng trong thời kỳ bệnh tấn công cấp tính và chỉ có thể ăn một lượng nhỏ đậu phộng trong thời kỳ bệnh gút thuyên giảm.

Không ăn đậu phộng chiên

Khi ăn đậu phộng chúng ta nên cố gắng ăn đậu phộng thường, ít ăn đậu phộng chiên. Giá trị dinh dưỡng của những loại đậu phộng này không tốt và làm tăng hàm lượng chất béo.

Bản thân hàm lượng chất béo trong đậu phộng rất nhiều, sau khi ăn vào sẽ gây ra các vấn đề về tim mạch, mạch máu não. Do đó, chúng ta chỉ cần mua đậu phộng đã phơi khô không thêm bất kỳ hóa chất nào.

Tránh đậu phộng sống

Đậu phộng chứa nhiều chất béo, nếu ăn sống quá nhiều có thể gây khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, khi đậu phộng mọc dưới đất, vỏ thường bị nhiễm vi trùng hoặc trứng ký sinh trùng, khi ăn sống rất dễ bị nhiễm các loại vi trùng này và mắc các loại bệnh tật.

Người có gan, túi mật kém nên ăn ít

Lạc rất giàu chất béo, protein, quá trình phân hủy và hấp thụ các chất này phụ thuộc vào dịch mật. Đối với những người chức năng gan và túi mật kém có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết mật.

Nếu chúng ta ăn đậu phộng vào thời điểm này cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.

  

Vì sao lạc tốt cho người tiểu đường?

 Lạc (đậu phộng) giàu chất xơ, protein, chứa axit béo không bão hòa, có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết cho người tiểu đường.

Vì sao người tiểu đường nên ăn lạc?

1. Lạc giàu chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong lạc khá cao. Chất xơ có tác dụng giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Bởi khi ăn một lượng lạc (đậu phộng) phù hợp có thể làm giảm sự hấp thụ đường trong thức ăn của bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Lạc chứa axit béo không bão hòa

Axit béo không bão hòa trong lạc có tác dụng làm giảm cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, axit béo không bão hòa có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn và hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.

3. Lạc giàu protein

Protein là thành phần dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất bình thường và sửa chữa mô. Protein có thể từ từ cung cấp năng lượng và giúp ổn định lượng đường trong máu đối với người bị tăng đường huyết hoặc đang bị bệnh tiểu đường.

Vì sao lạc tốt cho người tiểu đường?© Được Ngoi sao cung cấp

Lạc tốt và có tác dụng giảm chỉ số đường huyết nếu người tiểu đường biết ăn đúng cách.

Người tiểu đường ăn lạc cần chú ý điều gì?

1. Không nên ăn khi lượng đường trong máu đang cao

Nếu lượng đường trong máu của bạn đang tương đối cao, tốt nhất sau khi kiểm soát nó về mức ổn định mới nên ăn lạc. Sau đó, mỗi ngày nên ăn điều độ một ít để tốt cho đường huyết.

2. Cân đối lượng thức ăn

Một khi đã ăn lạc, bạn nên giảm lượng thức ăn chủ yếu hoặc các món ăn khác để giữ cho lượng đường trong máu không bị dao động quá nhiều.

3. Chú ý phương pháp chế biến

Người tiểu đường nên ăn lạc luộc, thay vì lạc rang để kiểm soát lượng calo và hạn chế dầu mỡ.

4. Theo dõi lượng đường huyết

Sau khi ăn đậu phộng, cần theo dõi lượng đường trong máu. Nếu chỉ số tăng cao, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh để lượng đường huyết dao động quá mức.

Người tiểu đường cần lưu ý gì về chế độ ăn?

1. Kiểm soát tổng calo

Người bệnh tiểu đường cần chú ý không nên ăn kiêng quá mức, sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng. Nên kiểm soát lượng carbohydrate và thực phẩm giàu calo, đồng thời tăng lượng protein, rau.

2. Kiểm soát giờ ăn

Thời gian giữa các bữa ăn không nên quá dài hoặc quá ngắn, thông thường 5-6 tiếng là phù hợp. Bữa ăn nên kéo dài hơn 20 phút, nhai chậm và kỹ.

3. Thứ tự trong bữa ăn

Trong bữa cơm, người tiểu đường nên ăn rau trước, đến đạm rồi tinh bột. Do nếu ăn tinh bột nhiều trước dễ dẫn đến tình trạng tăng chỉ số đường huyết.

                               Hướng Dương (Theo Sohu)

 

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Những loại trái cây kỵ nhau

 Những loại trái cây kỵ nhau, vô tình kết hợp sẽ rước họa vào thân

Nhiều người thường có thói quen kết hợp các loại hoa quả để tạo nên 1 ly nước ép hay sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên một số loại trái cây không thể kết hợp chung với nhau. Dưới đây là những loại trái cây kỵ nhau mọi người cần lưu ý.

Những loại trái cây kỵ nhau không nên kết hợp chung

Dưa chuột với cà chua

Cà chua giàu vitamin C, trong khi dưa chuột lại chứa một loại men phân giải vitamin C, khi kết hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Đu đủ và chanh

Những loại trái cây kỵ nhau vô tình kết hợp sẽ rước họa vào thân.© Được VTC cung cấp

Khi hai loại quả này kết hợp sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng tới các hemoglobin trong máu, ăn chung lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Chuối và dưa hấu

Chuối giàu kali (khoảng 300-500 mg/100g), dưa hấu cũng chứa hàm lượng kali cao và lượng đường lên đến 15%. Khi kết hợp hai loại trái cây này với nhau sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Nhất là những người bị suy thận càng nên tránh dùng chung hai loại này.

Lựu và quả mơ

Lựu và mơ đều là loại trái cây giàu đường và protein. Khi ăn lựu và mơ cùng lúc sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày. Lượng đường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ổi và chuối

Kết hợp ổi và chuối làm món ăn sẽ khiến cho cả người lớn và trẻ nhỏ cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đầy hơi. Đây cũng là một trong những cách ăn uống dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày và đau đầu.

Xoài và dứa

    Xoài và dứa là các trái cây kỵ nhau© Được VTC cung cấp

Xoài và dứa cũng là các loại trái cây kỵ nhau bạn không nên ăn cùng. Dứa có thể gây tác dụng phụ với da và mạch máu. Xoài chưa chín hoàn toàn có axit uronic gây kích thích niêm mạc da, có thể gây sưng đỏ môi miệng.

Quả hồng và khoai lang

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axit, tác dụng với chất tanin và pectin trong quả hồng sẽ tạo thành những viên sỏi trong dạ dày. Lâu ngày, sỏi có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết.

Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho

Một số chất trong lê, táo, nho phản ứng với cyanogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Trên đây là những loại trái cây kỵ nhau. Tuyệt đối không kết hợp những loại trái cây này với nhau nhé.

 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Các phương pháp Đông y chữa U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

 Y học cổ truyền cho rằng bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu liên quan đến Tỳ, Thận, Can, Phế và Tâm.

Người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp chữa u xơ tiền liệt tuyến theo Đông y. Các bài thuốc này đều có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh lý này là do thấp nhiệt ứ trở, cụ thể là do thấp nhiệt dồn xuống phía dưới làm huyết ngưng, khí trệ và kinh lạc bị ngăn sách. Nguyên tắc điều trị tình trạng này là chống viêm, làm cho u xơ nhỏ đi và khai thông dòng chảy.

Người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp chữa u xơ tiền liệt tuyến theo Đông y

Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của từng người và thường hơi chậm, chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện để cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt. Một số bài thuốc Đông y chữa u xơ và phì đại tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được lưu truyền rộng rãi:

    .  Bài thuốc 1: Xuyên sơn giáp 3g, Hoàng cung trinh nữ 6g, Phòng sâm, Hoàng kỳ, Huyền sâm, Đương quy,  Ích mẫu mỗi thứ 12g, Nga truật, Tam thất, Trần bì, Thương nhĩ (sao), Bạch truật, Uất kim mỗi thứ 10g.

  • Bài thuốc 2: Phòng sâm, Hoàng kỳ, Huyền Sâm, Cát căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Uất kim 10g, Cỏ mực, Đương quy, Đinh lăng, Rễ cỏ tranh mỗi thứ 16g, Xuyên sơn giáp  3g, Trinh nữ hoàng cung, Tam thất mỗi thứ 6g, Cam thảo, Hương phụ mỗi thứ 10g.
  • Bài thuốc 3: A giao 5g, Kinh giới sao đen 12g, Rau ngổ 20g, Thăng ma 12g, Chè khô 6g, Kê nội kim 10g, Kim tiền thảo 16g.

Đem các vị thuốc trên rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc thành thang, sau đó, chắt lấy nước cốt và chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh nên kiên trì thực hiện để cải thiện các triệu chứng của bệnh rõ rệt.

     . Bài thuốc 4: chính tán gia giảm

Công dụng của bài thuốc chính tán gia giảm là cải thiện các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Hiệu quả cả với những bệnh nhân bị đau bụng dưới do tế bào tuyến phát triển quá mức.

  • Nguyên liệu: Cù mạch, sa tiền tử, cam thảo, đại táo, biển xúc, hoạt thạch, chi tử mỗi thứ 10 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng 600ml nước, đun đến khi còn 200ml thì chắt ra dùng hết trong ngày. Dùng trong vòng 7-10 ngày, mỗi ngày 1 thang.


              Bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tích cực

    . Bài thuốc 5: tiền liệt tuyến thang

Bài thuốc giúp cải thiện cơn đau ở vùng hội âm, tiểu ra máu. Nguyên liệu và cách sắc nấu như sau:

  • Nguyên liệu: Bồ công anh, bạch chỉ, hồng hoa, mộc dược, xuyên luyện tử. Mỗi thứ 10 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc dược liệu đã chuẩn bị với nước và dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 1 thang để cải thiện tình trạng bệnh.

 

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

TRIỆT SẢN

 

Kính mời vào xem Nhà Tôi trên YouTube

Xả kho SƯU TẦM TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 1

https://youtu.be/82b2VzRdXvk

Xả Kho TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 2

https://youtu.be/wMGyDhrB464

Xả kho sưu tầm TUYỂN TẬP TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 3


Đường liên kết của video Phần 4

Xả kho TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 5

XẢ KHO SƯU TẦM TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 6


Đường liên kết của video 7


XẢ KHO SƯU TẦM TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 8

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít

 

5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít© Getty

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất purin, nếu ăn nhiều trong thời gian dài cơ thể chuyển hóa không bình thường dễ khiến chỉ số axit uric dao động. Dưới đây là 5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít.

1. Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm vừa rẻ, vừa ngon, lại có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên giá đỗ rất giàu chất purin, ăn nhiều trong thời gian dài sẽ gây một lượng lớn axit uric, không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh gout. Vì lợi ích của sức khỏe, loại rau này nên được ăn một cách hạn chế.

2. Măng tây

Hầu hết các loại rau có thể cung cấp cho cơ thể con người lượng chất xơ và vitamin dồi dào, có ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, tránh ăn quá nhiều loại rau giàu purin, chẳng hạn như măng tây.

Măng tây có vị rất giòn, chủ yếu là do chứa nhiều chất xơ, chất này có thể thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết.

Nó cũng có thể cung cấp các nguyên tố vi lượng và vitamin phong phú, có chức năng điều hòa lipid máu và làm mềm mạch máu. 

Tuy nhiên, vì măng tây là loại thực phẩm chứa nhiều purin nên khi chỉ số có axit uric cao và gây ra hậu quả xấu nếu bệnh nhân gout ăn quá nhiều.

3. Cải bó xôi

Cải bó xôi rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cải thiện khả năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình đào thải phân.

Tuy nhiên, cải bó xôi là loại rau có hàm lượng purin cao, đồng nghĩa với việc chứa nhiều chất purin, sau khi ăn vào cơ thể không thể chuyển hóa bình thường, lâu dần sẽ tích tụ lại, từ đó mất cân bằng và sinh bệnh. 

4. Nấm

Mặc dù nấm rất ngon, có thể cung cấp nhiều axit amin, protein và vitamin nhưng người bệnh gout không thể ăn khi nồng độ axit uric trong cơ thể cao.

Nhiều người cho thêm nấm đông cô vào trong quá trình chế biến món ăn có thể làm tăng hương vị món ăn, nhưng nấm đông cô là loại thực phẩm chứa nhiều purin. Việc thu nhận quá nhiều chất purin, trong quá trình chuyển hóa sinh ra một lượng lớn axit uric và sẽ kích thích các khớp, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

5. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau được nhiều người yêu thích, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, chất xơ và các nguyên tố vi lượng, có vai trò tăng cường miễn dịch, cải thiện khả năng chống ung thư.

Ngoài ra, loại rau không chứa nhiều calo, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng nên nhiều người ăn súp lơ xanh mỗi ngày. 

Tuy nhiên, bông cải xanh cũng rất giàu chất purin, có hàm lượng axit uric cao hoặc gây ra bệnh gout, không nên ăn quá nhiều bông cải xanh.

                 HẠ MÂY (Theo aboluowang)-VNExpress