Mùa xuân bình yên

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

BÀN THÊM VỀ ĐẬU PHỤ

Mối nguy hại khôn lường từ đậu phụ mà ít ai ngờ tới - hãy dành 1 phút để đọc ngay đừng chủ quan kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe cả nhà.   https://doanhnghiepvn.vn/

Nguy cơ gây ung thư nếu dùng thạch cao để bảo quản

Đậu phụ được sản xuất thủ công hay công nghiệp thì đều phải sử dụng các chất bảo quản để làm đậu trong đó tiêu biểu nhất chính là thạch cao. Cho thạch cao vào trong đậu để đậu trở nên cứng hơn, vàng hơn để được lâu hơn. Khi sử dụng các loại đậu có chứa chất này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú khiến con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngày càng ngắn hơn.

Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng:

Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tăng nguy cơ ung thư vú:

Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.

Làm cơ thể suy yếu

Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, để làm đậu phụ, người ta còn dùng một số muối như canxi sunfat (CaSO4) hoặc canxi clorua (CaCl2), là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu. Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, canxi sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.

Riêng với đậu phụ non, để tạo độ mềm mịn, người sản xuất cho thêm gelatine vào nước đậu nành. Gelatine được trích từ da và xương của động vật (lợn, bò, dê, cừu, cá…). Nếu công nghệ không tốt, nguyên liệu chế biến gelatine không đảm bảo vệ sinh, người dùng sản phẩm gelatine sẽ có nguy cơ bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm từ động vật.

Nguy cơ gây suy thận

Trong đậu phụ có chứa hàm lượng nhỏ chất Nitơ, với những ai thận yếu hoặc có vấn đề hoặc người cao tuổi, khi ăn nhiều đậu phụ đồng nghĩa với việc lượng Nitơ nạp vào cơ thể cũng tăng theo, gây áp lực lên thận khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc chất thải Nitơ. Hiện tượng này nếu xảy ra lâu ngày và việc phải thường xuyên làm việc quá sức sẽ khiến suy giảm chức năng thận của bạn suy yếu.

Không chỉ vậy, theo khảo sát trên thị trường, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ còn sử dụng thạch cao công nghiệp trong sản xuất. Thạch cao công nghiệp là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì…Đậu phụ có chứa thạch cao công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ còn sử dụng các chất như calci sunfat hoặc calci clorua – là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu. Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, calci sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.

 

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

Những người cần dừng ngay việc ăn đậu phụ.

 Đậu phụ là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì mát, dễ tiêu hóa nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

 Theo các bác sĩ dinh dưỡng trên Kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), bản chất của đậu phụ có tính lạnh và giàu protein nên đây là món ăn không phù hợp với những người đang mắc hoặc đang có triệu chứng bệnh liên quan đến đờm, tiêu chảy do lạnh bụng, chức năng thận yếu và bệnh nhân gout.

1. Tiêu chảy do lạnh dạ dày

                    Ảnh minh họa.

Những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất là không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

2. Những người có chức năng thận yếu

Đậu phụ chứa lượng protein thực vật đồi dào. Chất này đượcchuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn.Do đó những người có chức năng thận yếu như người bị bệnh thận, người cao tuổi không nên ăn đậu phụ.

Hơn nữa, canxi trong đậu phụ rất dễ bị kết tủa. Ăn nhiều có thể gây ra sỏi thận.

3. Bệnh nhân gout

 Đậu phụ chứa lượng purine lớn. Do đó, người bị bệnh gout ăn đậu phụ sẽ làm gia tăng lượng purine trong cơ thể, làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn. Nó sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.

4. Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

Bởi quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài ra, nếu không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

5. Người thiếu i-ốt

Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, bởi saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.

 Nam giới: Nam giới ăn quá nhiều đậu phụ không tốt. Bởi vậy cánh mày râu hãy hạn chế sử dụng đậu phụ và các loại thức ăn chế biến từ nguyên liệu này. Có 3 nguyên nhân khiến đậu phụ là thực phẩm cấm kỵ của phái mạnh. Đó là:

- Chất thải nito có trong loại thức ăn này khiến suy thận.

- Mất cân bằng nội tiết tố nam và nữ khi cánh mày râu ăn quá nhiều đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

- Chất lượng tinh trùng sẽ giảm đáng kể vì isoflevone có trong đậu phụ nếu nam giới ăn quá nhiều.

6. Người bị suy tuyến giáp

 Nếu như các bác sĩ chẩn đoán đã mắc phải chứng suy tuyến giáp, xin hãy nói không với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu phụ. Bởi được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng nề.

                Theo Hải Đường https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/

 

 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Những người không nên uống nước đỗ đen (Tiếp theo A)

 1. Người huyết áp thấp

Nước đỗ đen rất tốt cho những người cao huyết áp giúp giải nhiệt, thanh độc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người huyết áp thấp thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Nếu những người huyết áp thấp uống nước đỗ đen sẽ dẫn tới biểu hiện mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.

2. Người cơ thể hàn lạnh, tiêu chảy

Nước đỗ đen giúp giải nhiệt vô cùng tốt, nhưng nếu bạn thuộc diện người cơ thể hàn lạnh, hoặc đang mắc bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, nước đỗ đen tính hàn cao, nếu bạn uống vào sẽ khiến cơ thể càng thêm lạnh, gây đau bụng tiêu chảy, bệnh tình càng thêm nặng vô cùng nguy hiểm.

3. Người đang uống thuốc

Trong thành phần dinh dưỡng của dậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein.. tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thì không nên ăn đỗ đen hoặc uống nước đỗ đen. Bởi khi bạn ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm đi thành phần dinh dưỡng có trong đỗ đen khiến cho các thành phần protein, canxi, vitamin, khoáng chất… trong đỗ đen mất hết.

4. Người già và trẻ nhỏ

Nước đỗ đen giúp cho đàn ông giải nhiệt, nữ giới giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.

Bên cạnh dó, với những người bị chứng dị ứng với loại thực phẩm này cũng nên tránh sử dụng.

5. Người bệnh thận không nên ăn đậu đen

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Không nên cho thêm đường Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…

Lưu ý khi sử dụng nước đậu đen

Món đậu đen rang gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hóa, nên sử dụng với một lượng phù hợp. Bạn cũng không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, đậu thầu dầu, ngũ sâm...

Ngoài ra, để tốt cho sức khỏe các chuyên gia khuyên nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức. Bạn cũng chỉ nên uống ngày một ly là đủ, không nên uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, với những người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly/ngày. Riêng với trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên 1 tuổi mới được sử dụng.

Tránh sử dụng quá nhiều đậu đen trong một lúc Lương y Sáng cho rằng dù nước đậu đen khá lành tính nhưng lại có hại khi chúng ta lạm dụng, đặc biệt là uống thay nước. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Lương y Sáng khẳng định: "Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng." Món đậu đen rang gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hóa, nên sử dụng với lượng phù hợp. Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm… Đậu đen chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa. Phụ huynh cần tránh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng nước đậu đen. Trẻ trên 1 tuổi sử dụng ở mức vừa phải.

THẾ MỚI BIẾT VỪA ĐỦ VÀ BIẾT ĐỦ QUAN TRỌNG BIẾT NHƯỜNG NÀO!

Nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-dai-ky-khi-

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

LỜI CẢNH TỈNH CHO NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC NHÀ.

Cơ quan của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam

Lạnh xương sống: Chúng ta đang nuốt độc, hàng ngày, hàng giờ

Anh Đào   -   Thứ ba, 19/07/2022 10:31 (GMT+7)

Gần 50% số mẫu rau quả, trái cây có dư lượng hóa chất. Rất kinh hoàng. Nhưng có gì lạ đâu khi có những giai đoạn, mỗi ngày chúng ta chi đến 2,15 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu.

4.100 loại thuốc trừ sâu, thuộc 1.643 hoạt chất khác nhau được nhập về Việt Nam và 90% nhập từ Trung Quốc. Ảnh: Tùng Giang

“Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế” - phát ngôn nghị trường của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Vinh năm 2015. Đó cũng là năm Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát phát ngôn chấn động: “Tôi cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà lạnh cả xương sống”.

Khi đó, dư luận từng kinh hoàng về chuyện nhập thuốc trừ sâu, với khoảng 100.000 tấn mỗi năm, về tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”. Có nghĩa rằng chúng ta vừa nhập thuốc sâu, vừa sử dụng thuốc sâu theo kiểu “đầu độc đồng bào, trừ mình ra”.

Không chỉ là số lượng. GS Nguyễn Lân Dũng từng đưa ra thống kê rằng: Chúng ta nhập đến 4.100 loại thuốc trừ sâu, thuộc 1.643 hoạt chất khác nhau và 90% nhập từ Trung Quốc. Trong khi mỗi năm có thêm 200.000 ca ung thư mới với 70.000 người chết.

76.000 tấn đến 126.000 tấn thuốc trừ sâu được nhập về mỗi năm. Con số ấy quá khủng khiếp. Nhưng nó chính là câu trả lời cho tỉ lệ 50% mẫu rau quả, cây trái có dư lượng hóa chất mà Ban An toàn thực phẩm TPHCM vừa công bố.

Từ 7 năm trước, hoặc 10, hoặc 20 năm trước... hoá ra tình trạng vẫn không hề thay đổi.

Và trời kêu ai nấy dạ.

Chính GS Nguyễn Lân Dũng khi được con trai thông báo bị ung thư đã giật mình. Ông nói nghĩ mãi, và phát hiện có một nhược điểm duy nhất là “suốt mấy chục năm qua, vợ chồng tôi ăn rau và các loại hoa quả “mùa nào thức ấy” mua ngoài chợ. Mà mua ngoài chợ thì khó lòng biết loại rau, hoa quả nào không có thuốc trừ sâu.

Có vẻ như vị giáo sư đã thở dài: “Nông nghiệp Việt Nam đã sử dụng và lạm dụng thuốc trừ sâu quá nhiều”.

GS Nguyễn Lân Dũng sống lành mạnh, không rượu bia, không thuốc lá, lại là giáo sư đầu ngành sinh học cuối cùng đã “suy ra một điều” là “Phải chống thuốc trừ sâu hóa học”. 

Nhưng những con số không cho thấy điều đó.

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết: 6 tháng đầu năm nay, 505 triệu USD đã được chi ra để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu.

Cả tỉ USD nhập thuốc. Mỗi ha cây trồng chịu đến 2kg thuốc. Và 80% số thuốc đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết.

Ông Vinh nói đúng, và đau quá: Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa đang ngắn hơn bao giờ hết.

Có lẽ, chúng ta cần một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Một cuộc cách mạng thật sự chứ không chỉ là lời hoa mỹ lý thuyết hoặc như ca thán “lạnh xương sống” từ các vị tư lệnh.

LỜI CẢNH TỈNH CHO NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC NHÀ.

CẢNH BÁO! CẢNH BÁO!

ĐẬU ĐEN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIÊT

 

Đậu đen là ‘vua của các loại đậu’ mang lại nhiều lợi ích, nhưng đại kỵ với những người này

Đậu đen được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là một món ăn ngon vào mùa hè, mà còn có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp rất hiệu quả. Thế nhưng một số đối tượng đặc biệt không nên ăn đậu đen kẻo sẽ sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe, khiến cơ thể suy nhược nặng nề. (Phần Tiếp theo A ở trên).

Một số công dụng của đỗ đen

Giúp thanh lọc cơ thể

Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. Dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.

Giúp giải rượu, chữa nhức xương

Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu giải rượu.

Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.

Ngăn ngừa ung thư

Selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng cũng có thể được tìm thấy trong đỗ đen. Selen đóng một vai trò trong chức năng của enzyme gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, selen có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u.

Saponin trong đỗ đen cũng giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. Việc hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đỗ đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Đỗ đen chứa nhiều folate, có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.

Chữa tiểu dắt, táo bón

Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập, uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể làm cơ thể mát lên, giảm được việc táo bón tiểu dắt.

Giảm huyết áp

Duy trì lượng natri thấp là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Đậu đen có hàm lượng natri tự nhiên thấp đồng thời chứa kali, canxi và magiê, tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Ngăn ngừa bệnh tim

Đỗ đen chứa một hàm lượng lớn chất xơ, kali, folate, vitamin B6 và phytonutrient, đồng thời nó cũng không chứa cholesterol. Những đặc điểm này đều chứng tỏ đỗ đen có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ trong đỗ đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Vitamin B6 và folate ngăn ngừa sự tích tụ của một hợp chất được gọi là homocysteine. Khi lượng homocysteine ​​tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim.

Quercetin và saponin có trong đậu đen cũng giúp bảo vệ tim mạch. Quercetin là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ chống lại các tổn thương do cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) gây ra.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng saponin giúp giảm lượng lipid và cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.

UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐEN NGÂM GỪNG

 sẽ giúp tăng lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nước đậu đen là thứ đồ uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể quen thuộc đối với người Việt.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong Đông Y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính mát; tác dụng bổ thận, bổ máu, điều trị thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp, bệnh lở loét... Phụ nữ sử dụng nước đậu đen thường xuyên sẽ giúp dưỡng da hồng hào, căng mịn.

Nhiều người hiện nay chỉ biết sử dụng đậu đen rang để pha lấy nước uống mà không biết rằng kết hợp đậu đen với gừng sẽ giúp nhân đôi lợi ích của loại đồ uống này.

Trong Đông y, gừng tươi được gọi là sinh khương. Gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng tán hàn, long đờm, thường sử dụng trong các trường hợp như phong hàn, kích thích tiêu hóa.

Rang đậu đen cùng với gừng tươi rồi đem nấu lấy nước uống sẽ tạo thêm hương vị cho đồ uống lại cực kỳ tốt với sức khỏe.

Lợi ích của việc uống nước đậu đen rang gừng

Hỗ trợ giảm cân

Nhắc đến nước đậu đen, chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại thức uống giảm cân lành mạnh.

Nhờ chứa lượng chất xơ dồi dào, đậu đen có khả năng giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân.

Sử dụng đậu đen sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giảm lượng calo tổng thể.

Kết hợp đậu đen với gừng thì công dụng tăng lên gấp bội. Gừng chứa chất gingerol và shogaol giúp đẩy nhanh quá trình đốt mở thừa. Một nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện ra rằng những người đều đặn sử dụng gừng sẽ giúp giảm cân nhiều hơn đồng thời giúp ổn định đường huyết tốt hơn so với người không sử dụng.

Khỏe xương khớp

Đậu đen có chứa sắt, canxi, mangan, đồng, kẽm giúp duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Canxi và phốt pho có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương còn sắt và kẽm giúp xương chắc khỏe và có độ đàn hồi.

Uống nước đậu đen rang gừng là một trong những cách giúp tăng cường sức khỏe của xương, ngay cả những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cũng có thể sử dụng.

Ngăn ngừa cảm lạnh

Nước đậu đen rang gừng có vị cay, tính ấm, giúp xua tan cảm giác lạnh, kích thích tiết mồ hôi từ đó giúp ngăn ngừa cảm lạnh, giảm các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả. Tuy nhiên, trà gừng đậu đen chỉ thích hợp với cảm mạo phong hàn, không thích hợp với cảm mạo phong nhiệt bởi gừng có tính nóng. Nếu người bị cảm mạo phong nhiệt uống trà gừng sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Dưỡng huyết, bổ thận

Theo y học Trung Hoa, màu đen thuộc thủy và nước sẽ đi đến thận. Thận chi phối tinh và huyết, thận được nuôi dưỡng thì khí và huyết trong cơ thể mới đủ.

Uống nước đậu đen là một trong những cách giúp bồi bổ thận, giảm các triệu chứng thận yếu, yếu thắt lưng, đầu gối, thấp khớp và các vấn đề về khớp...

Thanh nhiệt, giải độc

Đậu đen có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, nhuận huyết, giảm huyết ứ, giảm chướng bụng, trừ độc, tốt cho dạ dày...

Tốt cho người tiểu đường

Các nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp đường huyết thấp hơn. Trong khi đó, một cốc nước đậu đen rang gừng có thể cung cấp 15 gram chất xơ cho cơ thể. Đây là một lượng chất xơ tương đối lớn, tốt cho sức khỏe.

Giảm cân

Gừng chứa shogaol giúp giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Những người bị say tàu xe có thể uống một chút nước đậu đen rang gừng trước khi lên xe giúp ngăn chặn triệu chứng buồn nôn và nôn.

Lưu ý khi uống nước đậu đen rang gừng

Vì gừng có tính nóng gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt nên không được dùng quá nhiều nước đậu đen rang gừng, đặc biệt là không uống thay nước lọc. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 cốc (khoảng 300ml).

Không nên thêm đường hay các loại chất tạo ngọt khác để đạt hiệu quả giảm cân, duy trì đường huyết.

Để làm đậu đen rang gừng, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Đậu đen rửa sạch (sử dụng khoảng 100 gram), nhặt bỏ hạt hỏng, hạt lép. Có thể ngâm đậu trong nước 8 tiếng hoặc để qua đêm cho hạt đậu nở bung. Để đậu cho thật ráo nước.

Bắc chảo lên bếp và cho đậu vào rang khoảng 10 phút hoặc đến khi thấy hạt đậu có mùi thơm.

Bỏ đậu đen rang cho vào nồi cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi, cho 2 lá dứa vào nấu thêm 15 phút. Vớt lá dứa ra và bỏ thêm gừng thái nhỏ vào đun thêm 5-10 phút thì tắt bếp.

Chờ nước đậu đen nguội bớt thì mức ra thưởng thức. Có thể dùng cả phần nước và phần cái.

                  ( PHUNUTODAY )

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

CÁC LOẠI ĐẬU

 Đây là protein tốt nhất cho tim mạch của bạn

Protein được coi là nền tảng của sự sống. Là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng chính (cùng với carbohydrate và chất béo), protein được sử dụng với một lượng lớn vì nó đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các chức năng của cơ thể.

Từ việc sửa chữa và xây dựng mô đến tăng khối lượng cơ và thúc đẩy sức khỏe của xương, protein là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng người Mỹ không hiểu đủ về nó.

Ngược lại, hầu hết người Mỹ tiêu thụ gấp đôi lượng protein họ cần. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết "thường thì lượng protein bổ sung đến từ các loại thịt có nhiều chất béo bão hòa".


Không có gì bí mật khi ăn quá nhiều loại protein này có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn - đặc biệt là sức khỏe tim mạch của bạn. Điều này đặt ra câu hỏi: đâu là lựa chọn tốt nhất?

Theo thành viên hội đồng chuyên gia y tế của Eat This, Not That!, chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker, protein tốt nhất cho tim của bạn là đậu.

Làm thế nào để đậu ảnh hưởng đến tim của bạn?

Chuyên gia dinh dưỡng Manaker nói: “Những thực phẩm protein có nguồn gốc thực vật này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bộ phận protein mà còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch”.

Trên thực tế, trong một đánh giá năm 2019 được công bố trên tạp chí Advances in Nutrition, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia tiêu thụ nhiều đậu đã giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành (10%), tăng huyết áp (9%) và bệnh tim mạch (8%).

Ăn đậu cũng được chứng minh là giúp giảm cholesterol

Chuyên gia dinh dưỡng Manaker nói: “Chất xơ hòa tan có trong đậu có thể ức chế cơ thể hấp thụ cholesterol theo đúng nghĩa đen”.

Trong một phân tích của 26 nghiên cứu ở Mỹ và Canada, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia ăn khoảng một khẩu phần (3/4 cốc) các loại đậu mỗi ngày đã giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) - hoặc cholesterol "xấu" - 5%.

Nên tiêu thụ bao nhiêu đậu mỗi ngày?

Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Mỹ cho người Mỹ khuyến nghị rằng người lớn nên ăn khoảng 3 chén đậu mỗi tuần. Con số này chia nhỏ thành khoảng 1/2 chén đậu mỗi ngày, theo Eat This, Not That!