Ngày nay, cuộc sống hối hả của thời đại 4.0 đã dồn nén áp lực lên tất cả mọi người. Ngưởi lớn thì bươn chải mọi việc để kiếm sống, lại lo bươn chải cả cho con cháu sức khoẻ, chiều cao, học hành. Xã hội đã cuốn chúng ta vào vòng xoáy cuộc đời, và thế là Stress sẽ đến.
Stress là một từ tiếng Anh và hiện đã được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Stress chỉ cảm giác căng thẳng hay áp lực đè nén lên tâm lý trước các tác động bên ngoài cuộc sống thực tại. Không chỉ tâm lý, chúng còn gây nên tác hại khôn lường đến sức khỏe thể chất của bạn. Thông thường, đây là phản ứng của cơ thể khi bạn phải đối diện với các tình huống căng thẳng hoặc buồn bã khiến bạn phải suy nghĩ và lo âu.
Về bản chất, khi bạn bị stress tất
cả các nguồn năng lượng đều sẽ tập trung vào nhịp thở, tim đập nhanh hơn, tăng
cường tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động cơ… Những điều này sẽ kích thích
cơ thể bạn tỉnh táo và tập trung hơn để sẵn sàng giải quyết những tình huống
khó khăn mà mình gặp phải. Vì thế, stress là điều kiện cần thiết để bạn trưởng
thành hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý và giải toả đúng cách,
stress kéo dài sẽ đem đến những hệ lụy tiêu cực.
Nguyên nhân dẫn đến stress
Ngoài ra, các tình huống khách
quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho bạn như ô nhiễm
tiếng ồn quá mức ở khu vực mà bạn đang sinh sống. Hoặc bạn đang trải qua cảm
giác không chắc chắn, thiếu niềm tin hoặc đang chờ đợi một kết quả quan trọng.
- Áp
lực từ công việc.
- Các
vấn đề khó khăn trong kinh tế.
- Rắc
rối từ các mối quan hệ xung quanh.
- Mất
việc, thất nghiệp, không xin được việc làm.
- Thiếu
thời gian dành cho bản thân và gia đình.
- Thất
tình.
- Vấn
đề sức khỏe
- Chuyển
nhà.
- Hôn
nhân.
- Chăm
con, dạy con và sức khỏe của con.
- Bế
tắc trong các vấn đề của cuộc sống.
- Trải
qua cảm giác mất mát.
- Thất
vọng vì vẻ ngoài của bản thân.
Biểu hiện của stress
Stress tuy là một triệu chứng về
tinh thần nhưng nó cũng có tác động lên toàn bộ cơ thể bạn bao gồm cả về thể chất,
hành vi, nhận thức, cảm xúc… Thể chất: cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau đầu,
đau mỏi vùng vai gáy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, tay
chân hay bị lạnh, run rẩy, mất khả năng hoặc hứng thú tình dục, tăng hoặc giảm
cân đột ngột, rụng tóc, mất ngủ…
- Tâm
lý: luôn có cảm giác cô đơn, hay thay đổi cảm xúc, dễ khóc, đôi lúc có suy
nghĩ tiêu cực, không còn cảm giác hứng thú với những điều mình từng yêu
thích, dễ nổi giận, cáu gắt, stress lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm...
- Hành
vi: thay đổi khẩu vị, ăn quá nhiều hoặc quá ít, tự cô lập bản thân, tránh
tiếp xúc với người khác, có nhiều hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế, tìm
đến các chất kích thích để giải tỏa tâm lý...
- Nhận
thức: mất khả năng tập trung, thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề,
chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực từ mọi thứ xung quanh, giảm khả năng phán
đoán, khó tiếp nhận cái mới…
Hậu quả
Stress trong thời gian kéo dài có
thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm sau:
- Các
bệnh đường tiêu hóa. Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó
tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng có thể dẫn đến
viêm loét dạ dày.
- Các
bệnh về tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng
nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch
như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim…
- Các
bệnh phụ khoa ở nữ giới, làm giảm ham muốn, rối loạn nội tiết tố dẫn đến
những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt…
- Stress
góp phần làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường.
- Các
chứng bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón
tay…
- Các
chứng bệnh về da và tóc, thúc đẩy quá trình lão hoá. Stress sẽ kích thích
hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn,
nhăn nheo. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra mụn, bệnh vẩy nến...
- Tất
cả những hậu quả của stress cuối cùng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi,
suy sụp. Từ đó, cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.
Cách giảm stress, giảm căng thẳng
không khó như bạn nghĩ!
Bạn sẽ cần:
- nghe
nhạc;
- liệu
pháp mùi hương;
- tinh
dầu.
Cách giảm stress, giảm căng thẳng
đơn giản
1.
Bổ sung lợi khuẩn
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng
đã khẳng định, việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn cho cơ thể có thể cải thiện và
ngăn các chứng rối loạn tâm thần ở mức độ nhẹ và vừa.
2.
Cách giảm stress bằng liệu pháp mùi hương
Liệu pháp mùi hương
(aromatherapy) là phương pháp sử dụng tinh dầu thiên nhiên để điều trị và ngăn
ngừa bệnh tật. Về cơ bản, tinh dầu thiên nhiên phát huy tác dụng theo hai
nguyên tắc sau:
- Tác động trực tiếp vào não bộ
thông qua khứu giác, từ đó điều hòa nhịp tim, huyết áp và các hoạt động khác của
cơ thể.
- Tác động dược lý lên cơ thể,
kích thích sản xuất những chất giảm đau và các hormone giảm stress tự nhiên.
Một số loại tinh dầu thiên nhiên
mà bạn có thể sử dụng như một cách giảm stress hiệu quả bao gồm: tinh dầu chanh
sả, tinh dầu hoàng lan, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu oải hương, tinh dầu trầm
hương… Chúng sẽ xoa dịu tinh thần và cho bạn những giấc ngủ chất lượng. Ngoài
ra, nếu bạn cần thư giãn cơ bắp, hãy thử massage cơ thể bằng vài giọt tinh dầu
gừng, tinh dầu tiêu đen hoặc tinh dầu hương thảo.
3.
Uống trà thảo mộc
Trà thảo mộc chứa thành phần giàu
L-theanine. Đây là loại axit amin có khả năng hạn chế căng thẳng, xoa dịu tinh
thần và củng cố hệ miễn dịch.
- Trà bạc hà giúp giãn cơ tự
nhiên, phòng tránh căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.
- Trà xanh giúp chống căng thẳng,
ức chế quá trình lão hóa và hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Trà hoa cúc giúp kháng viêm, chữa
mất ngủ, xoa dịu tinh thần và cải thiện các vấn đề về dạ dày.
- Trà lạc tiên giúp xua tan muộn
phiền, làm dịu tâm trí và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn
mãn kinh.
- Trà tía tô cải thiện tâm trạng,
làm dịu căng thẳng, hạn chế cảm giác lo âu, kích động, hồi hộp, tăng cường trí
nhớ và điều trị trầm cảm.
- Trà hoa hồng giúp ngủ ngon, thư
giãn tinh thần và cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng.
Vitamin D trong ánh nắng sẽ tăng
cường sức dẻo dai của cơ thể. Điều này cũng lý giải lý do bạn nên ra ngoài đi bộ
khoảng 20 phút/ ngày và 3 lần/ tuần.
5.
Áp dụng thuật tự thôi miên
Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về
một tình huống nghẹt thở trong một bộ phim yêu thích và tiến hành ghi nhớ hình ảnh
này. Tiếp theo, hãy cố gắng suy nghĩ giải pháp khả thi nhất cho tình huống đó.
Bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn theo luồng suy nghĩ.
Với cách giảm stress này, bạn nên
áp dụng khoảng 5 phút/ lần và 3 – 4 lần/ ngày để giải toả căng thẳng và lo âu
hiệu quả.
6.
Ăn uống hợp lý
Trứng
Hạt bí
Sô cô la đen.
7.
Thiền.
8. Thư
giãn cơ.
Cách giảm stress, căng thẳng bằng
các hoạt động
1.
Hít thở sâu;
2.
Nghe nhạc;
3.
Massage bàn tay;
4.
Cách giảm stress nhờ ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ chất lượng là liều thuốc giúp giảm căng thẳng, lo âu và phục hồi cơ thể rất tốt. Hãy đầu tư và quan tâm hơn cho giấc ngủ của mình bằng cách ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Điều này giúp duy trì sự lý tưởng của đồng hồ sinh học, ngăn ngừa tình trạng cáu gắt, khó chịu dẫn tới stress. Vì vậy, muốn hạn chế căng thẳng và thư giãn tinh thần, bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và chủ động điều chỉnh tư thế ngủ cho thoải mái nhất.
Ngủ đủ giấc là điều kiện cần để
có cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt lo âu!
5.
Tránh xa mạng xã hội
Tránh xa các thiết bị điện tử,
bao gồm cả điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi…Dành thời gian cho chăm sóc
bản thân.
6.
Cách giảm stress bằng thể dục thể thao
- Ngồi thẳng, cong chân lên và mở
rộng đầu gối về hai bên, lòng bàn chân hướng vào nhau.
- Ngả lưng nhẹ nhàng xuống sàn,
hai tay đặt trên bụng.
- Hít thở bằng bụng thật chậm và
sâu trong khoảng 30 nhịp đếm.
Tư thế đơn giản này giúp bạn xoa
dịu tình trạng căng cứng, đau mỏi cổ, vai, gáy, lưng sau một ngày học tập và
làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện động tác sau đây như một
cách giảm stress và thư giãn đầu óc.
- Ngồi xếp bằng trên sàn thật thoải
mái, hai bàn tay để trên đầu gối, lòng bàn tay ngửa.
- Nhắm mắt lại và hít vào từ từ
trong 6 nhịp đếm.
- Giãn rộng vùng bụng khi hít
vào, giữ trong 2 nhịp.
- Nhẹ nhàng thở ra khoảng 6 nhịp
đếm.
- Hóp bụng lại khi thở ra, ngưng
2 nhịp, sau đó tiếp tục hít vào.
- Lặp lại liên tục trong vòng 10
phút.
7.
Ngắm nhìn cái đẹp;
8.
Giữ tinh thần lạc quan;
9.
Cách giảm stress bằng cách tận hưởng cuộc sống;
10. Chơi
với thú nuôi.
Cách giảm stress hiệu quả lâu dài
1.
Một chế độ ăn uống cân bằng
Thực phẩm như trứng, bơ và quả óc
chó hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng và cân bằng năng lượng.
2.
Dành thời gian cho các hoạt động giải trí
Các hoạt động giải trí có thể là
một cách giảm stress tuyệt với. Bạn tìm thấy niềm vui khi chăm sóc khu vườn hay
bạn thích làm đồ thủ công, sở thích và sự thư giãn là chìa khóa để có sống cuộc
sống tốt nhất của bạn
3.
Phát triển một thói quen tự trò chuyện tích cực
Học cách nói chuyện với bản thân
theo cách thực tế, từ bi hơn. Khi bạn gọi tên mình hoặc nghi ngờ khả năng thành
công của mình, hãy trả lời bằng một cuộc đối thoại nội tâm tử tế hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên về
cách giảm stress từ Cleanipedia giúp bạn lấy lại cân bằng cho bản thân và vượt
qua căng thẳng hiệu quả. Chúc bạn có một cuộc sống tinh thần luôn vui tươi và đủ
đầy!
Nguồn https://www.cleanipedia.com/
Link dự phòng
https://www.youtube.com/watch?v=GpbVFBKYddA&list=UUJ1jF6vV7C_iIdpVaK9nQ8Q&index=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét