A - Bí tiểu (khó tiểu) là gì và cách trị
Bí tiểu (khó tiểu) là tình trạng đi tiểu
tiện khó khăn, người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Cuộc sống và sinh
hoạt hàng ngày bị đảo lộn, người bệnh ăn ngủ không yên và ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe.
Nguyên nhân gây bí
tiểu
Bàng quang co bóp
không đủ mạnh
Quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài sẽ được thực hiện như
sau: Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml là xuất
hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Khi có tác động nào đó ức chế sự phản xạ này
không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não thả lỏng cho
cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra. Bàng quang khi đó sẽ co bóp và
tống nước tiểu ra ngoài.
Trường hợp bàng quang không co bóp đủ mạnh sẽ xảy ra
khi:
§
Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật,
đặc biệt là các chấn thương cột sống
§
Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn
tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu
Các cơ vòng nhẵn không
giãn nở
Hiện tượng các cơ vòng nhẵn không giãn nở khi gặp một
số trường hợp sau đây:
§
Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật
hay gặp trường hợp chấn thương cột sống
§
Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm
mạn tính
§
Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u
tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang
Niệu đạo không thông
suốt
Niệu đạo không thông suốt do các nguyên nhân như: Bị
chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi hoặc bị vỡ do các chấn thương.
Phân loạn bí tiểu (khó
tiểu)
Bí tiểu cấp tính
Hiện tượng đột ngột bí đái, cố rặn mới ra vài giọt
nước tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện
cơn co thắt.Nguyên nhân do u tuyến tiền liệt, sỏi mắc nghẽn cổ bàng quang hoặc
niệu đạo, chấn thương vỡ hoặc giập niệu đạo, chấn thương cột sống…
Bí tiểu mạn tính
Tình trạng khó tiểu xảy ra trong thời gian dài, nước
tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng lên. Đến một thời gian nào đó khối
cầu bàng quang hình thành ngày một lớn, to như quả bóng.
Sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm
nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Xử trí bí tiểu như thế
nào?
Nếu là bí tiểu cấp tính: Trong trường hợp này người
bệnh cần được thông tiểu ngay. Nếu có sỏi thì phẫu thuật lấy sỏi giải quyết sự
chèn ép nước tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng
quang để nước tiểu thoát ra ngoài được.
Nếu là bí tiểu mạn tính: Biện pháp điều trị là
thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong
bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.
Tất cả các hiện tượng bí đái đều phải được nhanh chóng
tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp thời, người bệnh (đặc biệt là
nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều này. Nếu để lâu sẽ gây ra
những biến chứng nguy hiểm.
Bài thuốc chữa bí tiểu
(khó tiểu)
Bí tiểu do thấp nhiệt
Người bệnh có biểu hiện như:
§
Đái buốt, đái dắt
§
Nước tiểu màu đỏ
§
Nóng rát ở bàng quang và niệu đạo
§
Đau đầu
§
Đau lưng
§
Sốt
§
Miệng đắng, rêu lưỡi vàng..
Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:
§
Hương nhu trắng 16g
§
Cỏ mần trầu 16g
§
Ngân hoa 10g
§
Liên kiều 12g
§
Sinh địa 12g
§
Mã đề thảo 16g
§
Râu ngô 10g
Sắc uống ngày 1 thang có công dụng thanh nhiệt
lợi tiểu hóa thấp.
Bài 2:
§
Hạ liên châu 16g
§
Bạch mao căn 16g
§
Thổ phục linh 20g
§
Mộc thông 12g
§
Rau dấp cá 16g
§
Mã đề thảo 16g
§
Tang diệp 20g
§
Vỏ bí ngô 16g
§
Mướp đắng 16g
§
Cam thảo đất 16g
Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng thanh nhiệt, chống
viêm, lợi tiểu.
Bí tiểu do sỏi
Người bệnh có biểu hiện như sau:
§
Bí tiểu
§
Đau lưng
§
Đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng
lân cận
§
Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường
hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu.
Dùng một trong các bài:
Bài 1:
§
Kim tiền thảo 20g
§
Râu ngô 16g
§
Trinh nữ 20g
§
Rễ bí ngô 16g
§
Trúc diệp 20g
§
Rau ngổ 16g
§
Ích mẫu 16g
Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng chống viêm, thông
tiểu, bài thạch.
Bài 2:
§
Mướp đắng 20g
§
Trinh nữ 20g
§
Rễ cỏ tranh 20g
§
Kê nội kim 10g
§
Cỏ xước 16g
§
Dấp cá 20g
§
Ngân hoa 10g
§
Hương nhu trắng 16g
§
Hải kim sa 16g
§
Rau ngổ 20g
Sắc uống ngày 1 thang giúp chống viêm, bài thạch.
Bí tiểu do sang chấn
Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu
vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.
Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí,
dùng bài thuốc:
§
Sinh địa 12g
§
Thông thảo 6g
§
Trúc diệp 16g
§
Tam thất 12g
§
Sơn chi 12g
§
Hoàng kỳ 12g
§
Bạch truật 12g
§
Sài hồ 12g
§
Đinh lăng 16g
§
Xa tiền 10g
Sắc uống ngày 1 thang giúp bổ khí hoạt huyết, thông
tiểu, giảm đau.
Bí tiểu sau phẫu thuật
Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các
cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo
bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh.
Dùng bài thuốc YHDT sau:
§
Cát căn 20g
§
Hà thủ ô (chế) 16g
§
Chè khô 16g
§
Ba kích 10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần có tác dụng chống co
thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương.
Lưu ý: Trường hợp này
không được dùng thuốc.
Vương bảo - Nguồn:SKDS
B - TỔNG HỢP CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA SỎI THẬN, SỎI
TIẾT NIỆU, CHỨNG TIỂU TIỆN KHÓ KHĂN:
1) Rau
cải xoong:
Dùng Rau cải xoong (1 kg) phơi khô chỗ
thoáng mát, lấy khoảng 50 g sắc với 3 bát nước trong siêu đất còn 1 bát chia
làm 2 lần sáng, chiều uống trong ngày.
2)
Cây hoa hướng dương:
Lõi cành hoa hướng dương 15 g sắc uống.
Hoặc: Đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống.
Hoặc: Rễ hoa hướng dương 30 g sắc uống.
3)
Quả thơm (dứa):
Dùng 1 quả thơm chín khoét 1 lổ nhỏ cho 1 cục
phèn chua bằng ngón tay cái vào rồi nướng chín quả thơm, để nguội, vắt lấy nước
uống độ 5 lần như thế sỏi sẽ mòn dần và ra sạch.
Bạn cũng có thể dùng 4-8 búp dứa (Loại các
cửa hàng dứa thường bỏ đi khi bổ dứa bán cho khách hàng), bổ làm 4, cho 2 lit
nước, sắc còn 1 lit, uống thay nước lọc hàng ngày.
Kiên trì hàng tháng, sỏi tự mòn, không có
phản ứng phụ nào cả. Bài thuốc hiệu nghiệm mà chẳng tốn một xu!
4)
Bài thuốc:
Rễ cây dứa dại 150 g.
Rễ cây đu đủ 150 g
Hạt thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 150 g
Sắc uống nhiều lần trong ngày.
5)
Bài thuốc:
Kim tiền thảo;
Rễ dứa;
Rễ và cây đu đủ;
Cây và lá bông bụt;
Trái chuối chát chín;
Dây rau trai.
Các thứ số lượng tỷ lệ bằng nhau hái về
phơi khô trộn đều mỗi lần lấy 1 nắm to sắc nước uống hằng ngày.
6)
Bài thuốc:
Cây râu mèo 25 g
Lá cây mã đề 15 g
Đem phơi khô sắc uống mỗi ngày: nấu 3 bát
nước còn một bát đem uống, nên dùng liên tục 30 thang, mỗi ngày 1 thang. Hằng
ngày nên ăn rau cải ngọt, bí đao, rau nhút.
7)
Mật vịt trắng:
Đến nơi mổ thịt vịt mua khoảng 20 mật vịt
trắng đem về phơi khô dùng dần.
Mỗi buổi sáng bụng còn đói (hoặc đã dùng 1
ít cháo) lấy 2 cái mật vịt, dùng đũa nhúng mật vào nước sôi, lấy ra đưa vào miệng
và nuốt luôn, uống tiếp nước ấm vào là xong. Mỗi ngày uống thêm 25 g lá thuốc
Kim tiền thảo đem nấu còn 1 bát thuốc uống là tốt.
8)
Rau om (ngổ):
Dùng rau om xay chung với nước dừa xiêm lấy
nước uống.
Nhiều người dùng rất hiệu quả: có người sỏi 12 mm uống sau 20 ngày sỏi còn 8
mm, sau 1 tháng thì còn 2 mm. Sau đó một thời gian thì sỏi tiêu mất, khỏe mạnh
bình thường.
9)
Hoa đu đủ đực:
Hoa đu đủ đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống
rất dài, từ 10-60 cm, đôi khi có quả nhỏ trên hoa đài ấy, màu hoa trăng trắng
khi nở. Một cây có từ 5-30 hoa dài lòng thòng không có trái.
Hoa đu đủ đực tươi 300 g, cắt đoạn ngắn 3 cm (nếu khô: dùng 150 g), sao vàng hạ
thổ. Dùng 4 bát nước (800 ml) sắc thành 1 bát (200 ml).
Uống bát thuốc còn ấm ấm sau khi ăn sáng
(7-8 giờ). Sau khi uống nên đi tiểu vào trong bô để thấy sỏi ra hoặc vỡ ra
thành từng phần.
Cách 5-7 ngày uống 1 lần.
Hiệu quả lâm sàng:
- Sỏi từ 1-7 mm: uống 1-2 lần là ra hết.
- Sỏi từ 8-10 mm: uống 4-5 lần ra hết.
- Sỏi từ 11-15 mm: uống 7-10 lần ra hết.
- Nếu sỏi thận quá to: nên mổ hoặc tán sỏi,
rồi hãy uống 1-2 lần để chống tái phát.
10)
Chuối hột (chuối chát);
Chữa bệnh sỏi thận: Thái mỏng 7 - 8 quả chuối
hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc
no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc
hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Những người bị đau dạ
dày không uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng, uống làm nhiều lần trong
ngày.
11)
Cây đại bi (Từ bi):
- Lá đại bi 20 g khô
- Rau ngỗ 10 g khô (hay 100 g tươi)
Hai thức sắc chung uống mỗi ngày.
12)
Rau đắng:
Ngày dùng 12 g dạng sắc uống.
13)
Kim tiền thảo: cây thuốc trị sỏi thận hiệu quả đã được chứng
minh lâm sàng thuyết phục.
- Kim tiền thảo hầu như không có tác dụng
phụ nào, được xem là một loại dược liệu rất công hiệu trong điều trị sỏi thận
và sỏi mật, đặc biệt là các bệnh sỏi đường tiết niệu. Sau khi điều trị hết triệu
chứng lâm sàng (hết sỏi), người bệnh có thể dùng liên tục kim tiền thảo với liều
thấp hơn để phòng ngừa sự kết sỏi trở lại. Theo kết quả lâm sàng, kim tiền thảo
đặc biệt hiệu quả đối với sỏi oxalat (là loại sỏi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất ở nước
ta và các nước nhiệt đới khác). Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và
vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Tuy nhiên, để tránh bị kích thích dạ dày
hoặc xót ruột, nên uống lúc no. Có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng thuyết phục ở
các Bệnh viện và Khoa Đông Y ở Việt Nam.
- Có thể chế biến trực tiếp từ dược liệu
Kim tiền thảo (mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi phía Bắc, còn có tên là Vẩy rồng,
Mắt rồng, Đồng tiền,…) với cách chế biến như sau:
+ Cách 1: 60 g Kim tiền thảo (khô) sắc với 500 ml nước còn 150 ml, uống 3 lần/ngày.
+ Cách 2: 30 g Kim tiền thảo (khô) + 20 g
Cây Râu mèo + 12 g Rễ cỏ tranh + 10 g Mã đề. Sắc với 750 ml nước còn 200 ml uống
3 lần/ngày.
Ngoài ra còn nhiều bài thuốc đông y khác có
phối hợp Kim tiền thảo nhưng các vị thuốc bắc khó kiếm hơn.
- Hiện nay có nhiều chế phẩm viên nén viên nang hiện đại được chiết xuất từ Kim
tiền thảo được dùng nhiều ở các Bệnh viện và khoa Đông Y vì cho hiệu quả cao và
tiện dụng, chất lượng ổn định hơn so với việc sắc thuốc thủ công. Tùy mỗi chế
phẩm mà liều dùng mỗi ngày sẽ được chỉ định cụ thể. Xin nêu một ví dụ là sản phẩm
Kim tiền thảo của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC (một trong những thương hiệu nổi
tiếng nhất trong các chế phẩm từ Kim tiền thảo) với 2 dạng bào chế là viên nén
bao đường và viên nén bao phim (dùng cho người bị tiểu đường không dùng được dạng
bao đường), mỗi viên chứa 120 mg Cao khô Kim tiền thảo được tiêu chuẩn hóa. Liều
dùng 5 viên x 3 lần/ngày vào lúc bụng no.
14) Diệp hạ châu đắng (chó đẻ
thân xanh):
Lấy toàn bộ lá thân rễ, liều dùng trung
bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô). Nhưng tốt nhất là uống tươi.
Cứ 20g sắc với 4 chén nước còn 1 chén, uống như uống nước trà mỗi ngày hai lần
sau khi ăn.
15)
Hoa quỳnh:
Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc
phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với
200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g,
dùng liền trong vài tuần.
Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo
công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10
g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
16)
Cây rau bợ:
Dùng rau bợ 20-30 gam sắc uống như nước trà
hằng ngày.
Đây là các bài thuốc đơn giản, dễ kiếm
nhưng rất hiệu quả với nhiều người. Còn việc lựa chọn bài thuốc nào thì tùy điều
kiện. Các bài thuốc này đều không gây độc tính có thể dùng hằng ngày trong 1 đợt
điều trị khoảng 1 tháng rồi đi xét nghiệm lại xem có hiệu quả hay không. Vì hiệu
quả còn tùy loại sỏi và tùy cơ địa bệnh nhân nên nếu chịu khó dùng thử, mong là
mọi người sẽ tìm được "thần dược cho riêng mình".
C- 9 bài thuốc từ hạt mã đề chữa các chứng tiểu tiện khó khăn
THEO DSCKI.
PHẠM HINH/SKĐS 12/09/2017 - 13:18
Hạt mã đề là vị thuốc khá thông
dụng được sử dụng phổ biến trong nhân dân ta. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây
đái buốt, đái rắt, thủy thũng, phù nề, vàng da.
Hạt mã đề – tên thuốc gọi là xa tiền tử,
là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước
ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7
- 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt. Về thành phần hóa
học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhày, các acid succumic, adenine và cholin.
Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính
hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu
thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích
tinh khí, mát gan, sáng mắt. Xa tiền tử là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng
phổ biến trong nhân dân ta. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây đái buốt, đái rắt,
thủy thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh
tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều.
Cây mã đề. |
Xin giới thiệu một số bài thuốc lợi niệu
tiêu phù có hạt mã đề.
Bài 1: Chữa chứng thấp nhiệt
tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít, màu đỏ hoặc đục, dùng xa tiền
tử độc vị tán bột ngày uống 8 - 10g chia 2 lần. Trường hợp nặng hơn phải thanh
nhiệt lợi thấp dùng hoàng bá 12g, hoàng liên 8g, bồ công anh 12g, tỳ giải 12g,
mộc thông 10g, xa tiền tử 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trường hợp thấp
nhiệt nặng thậm chí không đái được, bụng đầy trướng, miệng khô, họng ráo, rêu
lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác, dùng bài Bát chính tán gồm xa tiền tử, cù mạch,
hoạt thạch, chi tử, mộc thông, biển súc, cam thảo, đại hoàng lượng bằng nhau,
tán thành bột kép, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g chiêu với nước đăng tâm thảo.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thấp nhiệt thịnh,
ứ nghẽn nhiều phải thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, trừ thấp dùng đại hoàng 6g,
bạch truật 6g, mẫu lệ 10g, xa tiền tử 16g, hồng hoa 6g, khiếm thực 10g, ngư
tinh thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Trường hợp tiểu
tiện khó khăn, mặt phù, chân thũng, bụng trướng, kém ăn tiểu tiện vàng, rêu
lưỡi nhớt, là khí hóa mất chức năng, dương uất, thủy ứ phải hóa khí kiện tỳ,
lợi thấp dùng xa tiền tử 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bạch
truật 12g, bạch mao căn 12g, trần bì 12g, trần bì 12g, quế chi 6g, tỳ giải 15g.
Bài 5: Nếu tiểu tiện
khó khăn do tiền liệt tuyến phì đại, cuối bãi nhỏ giọt không hết, thiên về ứ
kết phải hành khí, phá ứ, điều dương, thông lợi dùng xa tiền tử 24g, tạo giác
thích 15g, dâm dương hoắc 15g, xuyên sơn giáp 15g, chỉ thực 15g, tiên mao 15g,
hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Bài 6: Chữa chứng phù
thũng, tiểu tiện không lợi dùng hạt mã đề 15g, phục linh bì 9g, trạch tả 9g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Trường hợp phù thũng
toàn thân tiểu tiện không lợi do phong hàn nhiệt thấp độc bị ứ dẫn đến công
năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa lại kiêm khái thấu, thở gấp phải tán
hàn, tuyên phế, lợi thủy, tiêu thũng dùng xa tiền tử 12g, ma hoàng 6g, tô diệp
9g, trần bì 9g, trư linh 9g, bán hạ 6g, hạnh nhân 9g, phục linh 9g, phòng phong
9g, đan bì 9g.
Bài 8: Nếu phù thũng
tiểu tiện ít, vàng, sẻn, khó khăn dùng xa tiền tử 12g, mộc thông 5g, phục linh
12g, mẫu đơn bì 12g, đại phúc bì 9g, trần bì 9g, phòng phong 9g, ma hoàng 6g,
tô diệp 9g, phòng kỷ 9g, trích tang bạch bì 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 9: Trường hợp phù thũng
lúc phát lúc không, xu hướng không nặng, lưng gối yếu ớt, miệng khô, họng ráo,
sốt nhẹ, mỏi mệt kèm theo tâm phiền, tai ù, chóng mặt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm
phải tư can dưỡng thận, đạm thấm lợi thủy dùng xa tiền tử 25g, trạch tả 20g,
bạch phục linh 25g, địa phu tử 25g, mẫu đơn bì 20g, sơn thù du 15g, tang thầm
25g, câu kỷ tử 20g, nữ trinh tử 20g, hoài sơn 20g, can địa hoàng 25g. Sắc uống
ngày một thang
CHIA
SẺ BỆNH NHÂN DÙNG BONIMEN:
Đối
tượng sử dụng: Nam giới bị u xơ phì đại tuyến tiền
liệt, viêm đường tiết niệu.
Liều
dùng:
Liều
tấn công: 2-3 viên x 2 lần/ ngày,
sau ăn trong ít nhất 2,3 tháng.
Liều
duy trì: 1-2 viên x 2 lần/ngày sau ăn.
Giá
thành: 230.000VNĐ/ 1 lọ 30 viên.
BoniMen là
hàng chính hãng được sản xuất tại nhà máy Viva Pharmaceutical Inc, 13880 Viking
Pl, Richmond, BC V6V 1K8, Canada, đạt
tiêu chuẩn cGMP của :
-
FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa
Kỳ)
-
Health Canada ( Bộ y tế Canada)
-
NSF International (Trung tâm hợp tác về an
toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).
http://www.vivapharm.com/products-services/natural-health-products-list/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét