Mùa xuân bình yên: VĂN CAO - ĐẠI THỤ ÂM NHẠC VIỆT NAN

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

VĂN CAO - ĐẠI THỤ ÂM NHẠC VIỆT NAN

 Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, ông sinh ngày 15/11/1923 ở Hải Phòng. Những bài hát của nhạc sĩ Văn Cao đã đi cùng những năm tháng quan trọng nhất của đất nước khi trải dài từ thời kỳ đầu của nền tân nhạc cho đến những bản tình ca ra đời trong khói lửa chiến tranh và cả những năm tháng hoà bình.

"Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976.[1] Trước đó, bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976.

 Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc được hát trước quần chúng lần đầu tiên tại một cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội bởi nhạc sĩ Phạm Duy. Đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cho cờ của chính phủ Trần Trọng Kim và cướp loa phát thanh hát "Tiến quân ca" mà theo Văn Cao: "Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó".

 Năm 1981, Việt Nam tổ chức thay đổi quốc ca.[13] Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.

1. Bài hát quốc ca của Myanmar: GbaMajay Mymar

2. Bài hát quốc ca của Brazil: Hino Nacional Brasileiro

3. Bài hát quốc ca của Paraguay: Himno Nacional Paraguayo

4. Bài hát quốc ca của Trung Quốc: March of the Volunteers

5. Bài hát quốc ca của Nepal: Sayaun Thunga Phulka

6. Bài hát quốc ca của Israel: HaTikvah

7. Bài hát quốc ca của Việt Nam: Tiến Quân ca

8. Bài hát quốc ca của Mỹ: The Star-Spangled Banner

9. Bài hát quốc ca của Canada: O Canada

10. Bài hát quốc ca của Hàn Quốc: Aegukga

 "Tiến quân ca" là bài hát số 1 thuộc Top 6 bài hát quốc ca hào hùng nhất thế giới. (Theo Website cracked.com)

Ông cũng là một nhà thơ và một họa sĩ nổi tiếng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc.

Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, trong một giai đoạn ngắn từ tháng 8/1956 đến tháng 11/1956. Sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm , một phong trào đòi tự do chính trị và văn hóa năm 1956, ông phải ngừng sáng tác. Hầu hết các bài hát của ông, ngoại trừ Tiến Quân Ca , Làng Tôi , Tiến Về Hà Nội và Trường Ca Sông Lô đều bị cấm ở Bắc Việt Nam.

Hai ca khúc “Đàn chim Việt” hay ‘Bến xuân’ (Sáng tác 1942-1943) của Văn Cao là quê hương yêu dấu. Là những điều giản dị rất mực, nhưng lại thiêng liêng rất mực. Người nghệ sĩ lớn thì không bao giờ cao giọng. Văn Cao không nói về tình yêu, không giảng giải về tình yêu. "Bến xuân", đơn giản, đã là bản thân tình yêu rồi. Khi bỏ lại cuộc đời, bỏ lại ngày tháng, con người nào rồi cũng sẽ trở về với bến xuân vĩnh hằng của mình. Đó là sự đoàn tụ cuối cùng với cội nguồn, non nước của chính mình.

Mùa xuân đầu tiên là ca khúc nhạc sĩ sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn (1976). Đây là ca khúc đầu tiên của ông sáng tác và được phổ biến, sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác và kể từ khi ông bị cô lập sau khi tham gia vào nhóm Nhân văn Giai phẩm và được xem là tác phẩm cuối cùng của ông. Ca khúc gợi hình ảnh đất nước Việt Nam yên bình, thống nhất mặc dù nó đã có một số phận đầy bí ẩn...

Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao (1947) là một tác phẩm vĩ đại. Không biết đến bao giờ Việt Nam mới lại có nhạc sỹ sáng tác nên những bản trường ca hào hùng, thiết tha, sâu lắng và tuyệt vời đến vậy. Tôi góp nhặt lại đây bản trường ca ấy, NSND Quý Dương lĩnh xướng cùng tốp ca nữ đài TNVN trình bày, hình ảnh các bạn FB cung cấp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét