A - Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt do đâu? Khắc phục như thế nào?
Thoái
hóa đốt sống cổ tác động nghiêm trọng đến khả năng cung cấp máu lên não, lượng
oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não bộ không được đảm bảo vì vậy khiến người
bệnh hay bị chóng mặt, đau đầu, ù tai.
Biến
chứng phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến là đau đầu, chóng mặt gây
ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không những thế còn làm ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.
Nguyên
nhân thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt là do đâu?
Thoái
hóa đốt sống cổ gây chóng mặt là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh đã ở mức
độ nặng. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ các đĩa đệm ở cột sống bị mất nước dần, lồi
ra và cứng hơn. Lúc này thân các đốt sống cổ áp sát vào nhau và tạo ra các gai
xương quanh đĩa đệm. Chính các gai xương này làm hạn chế hoạt động của cột sống
cổ và chèn ép vào các dây thần kinh trung ương khiến cho động mạch đốt sống bị
hẹp, từ đó làm lưu lượng máu lên não bị giảm đi, lượng oxy và chất dinh dưỡng
cung cấp cho não bộ không được đảm bảo gây nên rối loạn tiền đình, đây
chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay bị đau đầu, chóng mặt.
Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt là tình trạng bệnh ở mức độ nặng.
Thoái
hóa đốt sống cổ gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt thường thấy ở những
người làm việc ở lâu một tư thế, bê vác đồ vật nặng lên vùng cổ, gối đầu quá
cao. Đa số người bệnh thường thấy có những biểu hiện:
- Đau đầu, chóng mặt kèm theo đó là cảm thấy đau
nhức quanh khu vực vùng cổ, vai gáy.
- Vận động cổ bị hạn chế, người bệnh sẽ thấy khó
khăn trong cúi hoặc ngửa cổ.
- Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi thay đổi thời
tiết hoặc khi vận động mạnh.
Không
những gây chóng mặt, đau nhức dữ dội vùng cổ mà thoái hoá đốt sống cổ còn làm
xuất hiện rất nhiều dấu hiệu của chứng rối loạn tiền đình bao gồm:
- Choáng váng;
- Buồn nôn;
- Mất khả năng giữ thăng bằng.
Mỗi
khi những triệu chứng trên xuất hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh
hoạt của bệnh nhân.
Nếu
không được điều trị kịp thời thì tình trạng đau đầu, chóng mặt do thoái hóa đốt
sống cổ sẽ gây ra biến chứng:
- Rối loạn tuần hoàn não;
- Đau dây thần kinh chẩm;
- Đau nửa đầu vai gáy;
- Ù tai, chóng mặt, mờ mắt.
Tùy
thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Mục tiêu chính của việc điều trị triệu chứng này giúp người bệnh giảm đau để
cho họ duy trì các hoạt động thông thường, đồng thời ngăn tổn thương vĩnh viễn
đến dây thần kinh và tủy sống. Nếu bạn có các triệu chứng trên, hãy đến
ngay cơ sở y tế có chuyên môn về cơ xương khớp để được khám và sớm phát hiện ra
nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn xảy
ra.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Biện
pháp khắc phục thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt:
Các
chuyên gia xương khớp có một vài lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ
gây chóng mặt để cải thiện giấc ngủ, đồng thời làm giảm các triệu chứng như ù
tai, chóng mặt, đau đầu như sau:
- Thư giãn trước khi đi ngủ: Đây là việc làm cần
thiết mỗi tối để giúp cơ thể dễ chịu hơn, tinh thần thoải mái hơn sau cả một
ngày dài, từ đó bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn. Một số cách bạn
có thể tham khảo để thư giãn như: đọc sách yêu thích, nghe một bản nhạc nhẹ
nhàng, uống một cốc sữa ấm hoặc nằm mát xa cơ thể.
- Tắm nước nóng trước khi đi ngủ: Tắm nước nóng
giúp làm tăng nhiệt độ cho cơ thể, làm cho các mạch máu trong cơ thể được
lưu thông, từ đó khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, cải thiện chứng khó ngủ và
có một giấc ngủ ngon hơn.
- Thay đổi tư thế ngủ: Nếu đi khám và phát hiện
ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ là do
tư thế ngủ bị sai lệch, lúc này người bệnh cần thay đổi thói quen ngủ của
mình. Khi ngủ nên hạn chế nằm ngủ nghiêng người, co chân hoặc nằm sấp. Việc
nên làm là hãy tạo cho mình thói quen ngủ ở tư thế truyền thống, nằm ngửa,
chân tay duỗi một cách thoải mái.
- Không sử dụng thiết bị di động trước khi đi ngủ:
Bất kỳ ai đều không nên sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet
như: Điện thoại, TV, máy tính,… trước khi đi ngủ, đặc biệt đối với người bệnh
điều đó lại càng không nên. Nếu xem các thiết bị này trước khi đi ngủ khiến
não bộ bị căng thẳng do phải giải phóng chất melatonin, từ đó khiến bạn
khó ngủ hơn, ngủ không ngon.
Tập thói quen không sử dụng thiết bị di động trước khi đi ngủ.
Trên
đây là những nguyên nhân làm cho thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt và
các biện pháp khắc phục tình trạng này. Hãy chú ý triệu chứng này khi gặp phải
và đi khám sớm để được điều trị phù hợp bạn nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Hạ Hạ Nguồn tham khảo: Tổng hợp
B - Biến chứng nguy hiểm của bệnh
thoái hóa đốt sống cổ
I/ Các biến chứng phức tạp của bệnh
thoái hóa đốt sống cổ:
# Rối
loạn tiền đình
Thoái hóa đốt sống cổ làm tổn
thương lỗ tiếp hợp, chèn ép mạch máu là một trong số những nguyên nhân gây rối
loạn tiền đình.
#
Thoát vị đĩa đệm:
Do vị trí và đặc điểm của cột sống
cổ là ở thế bất lợi của bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt
rất dễ bị chấn thương. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, các liên kết càng trở lên
lỏng lẻo hơn, nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất cao.
Đặc biệt khi bị thoát vị đĩa đệm
đốt sống cổ, việc điều trị không hề dễ dàng và những biến chứng đi kèm cũng rất
nặng nề như: bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực
vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy…dẫn tới tiểu tiện không tự chủ.
# Hội
chứng cổ – tim:
Những thay đổi bệnh lý của các
hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng tới sự chi phối
thần kinh ở tim thông qua dây thần kinh tim.
II/
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay, có ba cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến, đó là phương pháp Tây y, dùng thuốc dân gian Đông y và cuối cùng là Bấm huyệt, tự tập luyện.
1- Điều trị thoái hóa đốt sống
cổ theo Tây Y
Theo Tây y việc điều trị thoái
hóa đốt sống cổ thường kết hợp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, luyện tập,
thay đổi lối sống nhằm bảo vệ đốt sống cổ.
#1.
Chữa thóa hóa đốt sống cổ bằng điều trị nội khoa
Một số loại thuốc Tây y dùng
trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Paracetamol, Tramadol, nhóm thuốc giảm
đau chống viêm không steroid liều thấp, thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa
tác dụng chậm… Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Glucocorticoid cạnh
cột sống…
#2.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp ngoại khoa
Ngoài điều trị nội khoa kết hợp
vật lý trị liệu, trong giai đoạn nặng của thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân có
thể được chỉ định phẫu thuật điều trị ngoại khoa. Chỉ định này chỉ được áp dụng
trong các trường hợp có biểu hiện của chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến
triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc sau điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị
liệu 3 tháng mà không thu được kết quả.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng các phương pháp ngoại khoa.
Tuy nhiên, dù điều trị nội khoa
hay ngoại khoa vẫn để lại những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của
bệnh nhân do tác dụng phụ của thuốc cũng như phẫu thuật gây ra. Hơn thế nữa,
phương pháp Tây y không đi tới giải quyết tận gốc vấn đề mà chỉ giúp giảm đau,
kháng viêm, làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống.
2- Chữa thoái hóa đốt sống cổ
theo dân gian
Các bài thuốc dân gian luôn là
xu hướng lựa chọn của đa số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ
nhẹ. Các vị thuốc hầu như có sẵn trong thiên nhiên nên không tốn nhiều thời
gian tìm kiếm. Đặc biệt, thuốc không chứa độc tính nên an toàn cho người dùng.
10 bài thuốc dân gian chữa
thoái hóa đốt sống cổ ngay tại nhà sau đây sẽ giúp bạn khắc phục triệu chứng bệnh
hiệu quả:
#1. Mẹo hay chữa thoái hóa đốt
sống cổ bằng cây huyết đằng
Theo y học cổ truyền, cây huyết
đằng có tác dụng hoạt huyết, khu phòng, trị phong thấp, sưng tấy và đau nhức.
Do đó, chúng được sử dụng như một vị thuốc giúp chữa đau nhức xương khớp, đau mỏi
do thoái hóa khớp, phong thấp khớp. Đặc biệt, thuốc có công dụng trong chữa
thoái hóa đốt sống cổ, giảm đau, hạn chế tình trạng tê nhức cổ, vai gáy và tê
bì ngón tay,…
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Cây
huyết đằng, tỳ giải, Cẩu tích, cốt toái bổ, ngưu tất mỗi vị 20g, Thiên niên kiện
6g và bạch chỉ 4g. Đem tất cả các vị thuốc này sắc lấy nước uống trong ngày sau
mỗi bữa cơm, giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Cách 2: Cây huyết
đằng, hy thiêm, rễ vòi voi và thổ phục linh mỗi vị 16g, sinh địa ngưu 10g, cây
huyết dụ 10g, rễ cà gai leo, nam độc lực và rễ cây cúc ảo mỗi vị 12g. Đem sắc
thuốc và chia làm ba lần uống trong ngày.
#2. Chữa thoái hóa đốt sống cổ
bằng cây đau xương
Cây đau xương với tên gọi là
cây tục cốt đằng hay khoan cân đằng,… thường được dùng như bài thuốc chữa các bệnh
lý liên quan đến đau xương khớp, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, bệnh phong thấp,
đau mỏi toàn thân, thoái hóa khớp,..
Ngoài ra, theo y học hiện đại,
trong cây đau xương có chứa thành phần hoạt chất như Ancaloit. Đây là chất có
công dụng như một chất giảm viêm, giúp giảm đau thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Cây đau xương – Vị thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ.
Thực hiện chữa thoái hóa
đốt sống cổ như sau:
Các bạn sử dụng cây đau xương
đem giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng khớp cổ bị đau nhức. Hoặc bạn cũng có thể
dùng cây đau xương đem thái nhỏ, sao vàng và ngâm rượu. Dùng rượu này uống ba lần
mỗi ngày với liều lượng vừa phải, giúp cải thiện bệnh khá hay. Ngoài ra, các bạn
đem sắc lấy nước uống mỗi ngày, công dụng điều trị như nhau.
#3. Lá lốt – Vị thuốc dân gian
chữa thoái hóa đốt sống cổ
Lá lốt có tác dụng chống viêm,
trị phong hàn ở mức thấp, đồng thời giảm đau và chữa các chứng đau nhức do bệnh
thoái hóa đốt sống cổ gây ra, nhất là bệnh tái phát khi thời tiết chuyển lạnh.
Thực hiện:
Cách 1: Đây
là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản nhất. Bạn chỉ cần sử dụng lá lốt
phơi khô sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa cơm.
Cách 2: Chuẩn
bị 10g thiên niên kiện, 20g lá lốt, rễ quýt rừng 16g, rễ si 16g, cỏ
xước 20g, cà gai leo 12g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g. Các bạn sắc thuốc
mỗi ngày 1 thang và chia đều ra uống trong ngày.
Cách 3: Nguyên
liệu cần có: Lá lốt 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, ây chìa vôi
12g, đơn gối hạc 12g, rễ cỏ xước 12g. Sử dụng nước sắc uống mỗi ngày.
#4. Hướng công thức làm rượu gấc
chữa thoái hóa đốt sống cổ
Nhận định của các chuyên gia
đông y về hạt gấc: Nhân hạt gấc có màu vàng, vị hơi ngọt pha lẫn chút đắng, có
tính ôn, hơi độc. Chúng tác dụng vào hai kinh can, đại tràng.
Theo một vài nghiên cứu khoa học,
hạt gấc có công dụng giảm đau và chống viêm, giúp chữa trị các vấn đề ngoài da
như mụn nhọt, lở ghẻ, chấn thương, tiêu thũng. Ngoài ra, sự kết hợp giữa hạt gấc
và rượu có tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ khá hiệu quả.
Công thức trị thoái hóa đốt sống cổ bằng rượu gấc.
Cách làm như sau:
- Các
bạn chuẩn bị hạt gấc đã được bóc bỏ lớp màng chín bên ngoài.
- Sau
đó, đem hạt gấc đi sao vàng hạ thổ hoặc bạn cũng có thể nướng hạt gấc trên
bếp than.
- Tiếp
đến, dùng dao hoặc chày đập lấy nhân hạt bên trong ra.
- Các
bạn đập tiếp ruột hạt gấc cho dập đều rồi cho vào lọ thủy tinh, đổ rượu gạo
(35 – 40 độ) sao cho ngập.
- Ngâm
hạt gấc trong rượu khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, bạn
nên đặt bình rượu ngâm ở nơi thông thoáng và hạn chế ánh nắng mặt trời.
Cách dùng: Dùng rượu
gấc xoa bóp lên vùng đau nhức do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Các bạn nên
xoa bóp ít nhất 10 phút để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể
dùng bông gòn tẩm ướt và đắp lên vùng đau.
#5. Chữa thoái hóa đốt sống cổ
bằng ngải cứu sao muối
Ngải cứu có tính ấm, giúp khí
huyết lưu thông tốt. Đồng thời, chúng còn giúp giảm đau nhức, chống viêm khá
tuyệt vời. Bên cạnh đó, muối giúp giảm sưng tấy và kháng viêm tốt. Vì vậy, sự kết
hợp giữa ngải cứu và muối chữa thoái hóa đốt sống cổ được xem là bài thuốc dân
gian chữa bệnh hữu hiệu nhất.
Cách làm như sau:
Các bạn chỉ cần hái một nắm lá
ngải cứu sau đó đem sao vàng chung với một nắm muối. Cho hỗn hợp này vào một
chiếc khăn và đắp lên vùng đau cho đến khi thuốc nguội. Bạn cũng có thể chườm
thêm vài lần nữa để các triệu chứng đau nhức nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong quá trình chườm
các bạn cần cẩn thận đừng chườm quá nóng. Bởi muối có tác dụng truyền nhiệt nên
có thể gây bỏng da.
#6. Điều trị thoái hóa đốt sống
cổ bằng cỏ trinh nữ
Có thể bạn không biết, cỏ trinh
nữ có tác dụng trong việc chữa thoái hóa đốt sống cổ. Nhờ đặc tính vốn có, cỏ
trinh nữ có tác dụng giảm đau xương cốt do thoái hóa khớp gây ra. Ngoài ra, rễ
cây trinh nữ còn có công dụng tiêu chích, thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hòa
đàm,..
Khắc phục bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cây trinh nữ.
Thực hiện đơn giản như
sau:
Bài 1: Lấy
30g rễ cây trinh nữ đem thái mỏng rồi tẩm rượu sao vàng. Sau đó cho vào ấm
chung với 400ml nước và đun cạn cho đến khi còn 100ml. Chia đều ra uống trong
ngày.
Bài 2: Dùng
rễ cây trinh nữ khoảng 10g với một ít rau muống biển, cây cỏ xước 3g, lá cối
xay 3g, lá lốt 3g, cây lạc tiên 3g đem hãm với nước và uống.
#7. Mật ong và bột quế – Thoát
khỏi thoái hóa đốt sống cổ dễ dàng
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng
quế và mật ong không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp khôi phục chức năng cột sống
cổ trở lại hoạt động bình thường. Với hoạt chất cinnamaldehyde chứa trong
quế giúp ngăn chặn sự giải phóng acid giảm đau và viêm tấy ở khớp.
Thực hiện: Các bạn
dùng 1/2 thìa cà phê bột quế hòa tan trong một cốc nước ấm và 1 thìa cà phê mật
ong uống hai lần trong ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
#8. Mẹo chữa thoái hóa đốt sống
cổ bằng đu đủ và mễ nhân
Bạn có thể khắc phục các triệu
chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngay lập tức chỉ với hai nguyên liệu đơn
giản, có sẵn trong nhà.
Cách làm như sau:
- Sử
dụng đu đủ và mễ nhân sống đã được rửa sạch cho vào nồi rồi đun sôi với 1
chén nước.
- Sau
khi đu đủ và mễ nhân đã chín mềm, các bạn tắt bếp và cho vào một ít đường
trắng.
- Sau
khi nấu xong, các bạn nên dùng ngay để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh
thoái hóa đốt sống cổ.
#9. Phèn chua và hành khô – Thuốc
dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Thoạt nghe có vẻ lạ nhưng vị
thuốc dân gian này đã được rất nhiều người áp dụng chữa thoái hóa đốt sống cổ
hiệu quả.
Thực hiện:
- Các
bạn chỉ cần sử dụng một quả cam cắt bỏ phần đầu của quả.
- Dùng
một củ hành khô và phèn chua nhét vào quả cam và đem đi nướng.
- Sau
khi nướng xong, bạn cắt nhỏ quả cam ra thành từng miếng và đem đắp lên
vùng vai, khớp,… những nơi bị ảnh hưởng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
#10. Điều trị thoái hóa đốt sống
cổ bằng cây lá lốt, trinh nữ, ngải cứu, cỏ xước
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây
trinh nữ sử dụng phần thân cùng với cây cỏ xước đem phơi khô.
- Cây
ngải cứu và lá lốt sử dụng cả phần rễ và thân đem rửa sạch rồi thái nhỏ,
sao vàng.
Cách thực hiện:
Dùng tất cả các nguyên liệu chuẩn
bị nêu trên đem pha trà uống hoặc sắc uống chung với cam thảo.
Cách dùng: Uống
nước thuốc đều đặn trong vòng ba tháng mới mang lại kết quả điều trị tốt.
3- Điều trị thoái hóa đốt sống
cổ bằng bài tập
Thuốc là giải pháp người bệnh
nghĩ ngay đến đầu tiên với mong muốn giảm nhanh các triệu chứng đau nhức của bệnh
thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, đây chỉ là liệu pháp giảm đau tạm thời. Do
đó, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng
các bài tập sau đây.
Các bài tập hỗ trợ điều trị
thóai hóa đốt sống cổ đó là:
#1. Bài tập gập cổ
Các bạn đứng thẳng hai chân rộng
bằng vai. Sau đó, đan mười đầu ngón tay lại vào nhau và lòng bàn tay hướng lên
trên rồi ép chặt trước bụng. Tiếp đến, bạn từ từ đưa cổ cúi gập về phía trước.
Để đạt được hiệu quả cao nhất,
các bạn nên cố gắng để cằm chạm vào phần ngực rồi lật lòng bàn tay úp xuống dưới.
Sau đó, từ từ duỗi hai tay thẳng ra và ngửa đầu ra sau 3 – 5 giây. Thực hiện động
tác này lặp lại 3 – 5 lần.
#2. Bài tập xoay cổ
Khi cổ có xuất hiện dấu hiệu co
cứng hay mỏi cổ do ngồi quá lâu hay đứng. Với bài tập xoay cổ sau đây sẽ giúp
xương khớp hoạt động trở lại, cải thiện tình trạng cơ cứng.
Các bạn ngồi thư giãn và cúi thấp
cổ cho đến khi cổ chạm cằm. Trong lúc thực hiện thao tác này, các bạn nên giữ
lưng thẳng. Sau đó, các bạn nghiêng cổ sang trái và gập vào bả vai trái. Tiếp đến,
từ từ đưa cổ về vị trí ban đầu và nghiêng sang bên phải gập đầu vào bả vai phải.
Cuối cùng, bạn ngửa cổ ra sau, mắt nhìn lên trần nhà. Thực hiện động tác này
hai lần và dừng lại khi cảm thấy đau hoặc căng cơ cổ.
4- Trị thoái hóa đốt sống cổ bằng
bấm huyệt
Theo ý kiến của các chuyên gia
Trung tâm sức khỏe Khang Khí Thần (Trung Quốc) cho biết: Muốn nhanh chóng chấm
dứt bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bắt buộc người bệnh phải kết hợp nhiều phương
pháp điều trị lại với nhau. Đặc biệt, trị thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
là một trong những phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc, chỉ cần tác động
trực tiếp lên các huyệt đạo trên cơ thể để giúp đẩy lùi bệnh.
Một số huyệt được chọn để chữa
thoái hóa đốt sống cổ như:
#1. Huyệt phong trì
Vị trí huyệt :Huyệt nằm ở chỗ lõm hai bên từ giữa xương ức và trên cơ thang.
Thực hiện: Các
bạn đặt 2 ngón tay cái lên vị trí hai huyệt phong trì và các ngón tay còn lại
ôm lấy đầu. Sau đó, dùng một lực mạnh từ đầu ngón tay bấm vào huyệt từ 1 – 2
phút sao cho tới khi có cảm giác tức nóng thì dừng lại.
#2. Huyệt á thị
Vị trí huyệt: Điểm
đau của bệnh.
Thực hiện: Các
bạn dùng đầu ngón tay cái ấn và day nhẹ nhàng vào các huyệt để phác hiện điểm
đau. Sau khi phát hiện được điểm đau, bạn nên ấn từ 1 – 2 phút cho đến khi cảm
thấy căng tức là được.
#3. Huyệt kiên tỉnh
Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm đỉnh vai khi giơ tay ngang.
Thực hiện: Các bạn
dùng ngón tay giữa hoặc ngón trỏ bấm vào huyệt kiên tỉnh và day ấn nhẹ vài phút
(từ 1 – 2 phút).
5- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng
Đông y
Từ lâu, điều trị bệnh, đặc biệt
là bệnh xương khớp bằng phương pháp Đông y đã được nhiều người chú ý tin dùng
và lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Một trong số
ít những bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa đốt sống cổ phải kể
đến bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh.
Bài thuốc gia truyền trị bệnh
thoái hóa đốt sống cổ của dòng họ Đỗ Minh là sự đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời
bốc thuốc chữa bệnh cùng sự nghiên cứu, tìm tòi không ngừng nghỉ nhằm mang lại
hiệu quả điều trị cao nhất. Bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh được điều trị theo
nguyên lý biện chứng luận trị của Đông y.
Theo bác sĩ, lương y Đỗ
Minh Tuấn, truyền nhân của dòng họ Đỗ Minh: “Thông thường, trong
quá trình khám và chữa bệnh chúng tôi nhận thấy rằng, những bệnh nhân bị thoái
hóa đốt sống cổ nói riêng, các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung sẽ gặp
phải những vấn đề liên quan đến gan, thận, đại tràng, ảnh hưởng đến quá trình
điều trị cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc điều trị thoái hóa
đốt sống cổ phải đi kèm với kiện tỳ can thận, bồi bổ khí huyết.”
Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa đốt sống cổ của dòng họ Đỗ Minh.
Bài thuốc bao gồm các thành phần:
#1. Thuốc đặc trị bệnh thoái
hóa đốt sống cổ
Thành phần: ngưu
tất, tơ hồng xanh, cẩu tích, hy thiêm, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu, phòng
phong, dây đau xương, đỗ trọng, xuyên quy…và một số thành phần khác.
Công dụng: Khu
phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc, giúp điều trị và ngăn ngừa
thoái hóa, cung cấp dưỡng chất giúp các dây chằng tại các đốt sống vững chắc
hơn, điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
#2. Thuốc hoạt huyết bổ thận
Thành phần: Xích
đồng, tơ hồng xanh, hạnh phúc, cà gai, bách bộ, gắm, cành sung, bồ công anh,
nhân trần, hoàng kỳ, ba kích…
Công dụng: Bổ
thận, trừ đàm, trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết,
mạnh gân cốt,… Ngoài ra, bài thuốc còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể,
ngăn chặn ngoại tà xâm nhập, ngăn ngừa bệnh tái phát.
#3. Thuốc bổ gan giải độc
Thành phần: Bồ công
anh, kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài đất, nhân trần, tơ hồng
xanh…
Công dụng: Thuốc
có tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, giảm
đau, giảm phù nề. Ngoài ra, tái tạo chất nhày bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và độ
dẻo dai của khớp, ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát.
#4. Thuốc kiện tỳ ích tràng
Thành phần: Bạch
truật, bạch thược, phục linh, hoàng kỳ, trần bì, đẳng sâm, quế chi, ý dĩ nhân…
và một số loại dược liệu khác.
Công dụng: Hòa
giải can – tỳ, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, bổ can thận, tăng cường
chức năng của tỳ vị, chức năng đại tràng. Bài thuốc giúp ổn định tiêu hóa, tăng
cường khả năng hấp thụ của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc chữa
thoái hóa đốt sống cổ.
Nhờ kết hợp các bài thuốc, hướng
tới điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh và điều trị toàn diện, nâng cao sức
khỏe, thể trạng của bệnh nhân, bài thuốc Đông y gia truyền dòng họ Đỗ Minh đi
sâu điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp
tiêu viêm giảm đau, nuôi dưỡng tái tạo sụn khớp…tăng cường sức khỏe, nâng cao sức
đề kháng và tăng khả năng chống đỡ với bệnh tật của cơ thể.
III/ Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh
thoái hóa cột sống cổ
Để hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt
sống cổ mang lại kết quả cao, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để biết bản
thân nên làm gì và không nên làm gì, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
1/ Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên làm
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa
đốt sống cổ bởi yếu tố nghề nghiệp cần có thời gian nghỉ ngơi. Nên thường xuyên
chăm sóc và xoa bóp chỗ đau để giúp giảm đau. Đồng thời, người bệnh cần có sự sắp
xếp thời gian hợp lý giữa nghỉ ngơi với làm việc sao cho hạn chế những tác động
không tốt đến đốt sống cổ.
Đối với người làm công việc văn
phòng nên thường xuyên thực hiện các động tác ngay tại chỗ như vươn vai, uốn
mình và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.
Bên cạnh đó, ghế làm việc với
bàn cần có khoảng cách hợp lý. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn tối
thiểu 17 inch trở lên để giúp cơ cổ không bị đau nhức và căng mỏi. Mặt khác,
các bạn nên giữ tư thế sao cho lưng và vai ngang bằng nhau.
Hơn thế nữa, trong quá trình ngủ,
bạn nên thường xuyên chuyển màn mình, hạn chế tình trạng nằm ngủ ở một tư thế.
Việc làm này sẽ gây áp lực lên đốt sống cổ và rất dễ gây ra hiện tượng vẹo cổ.
2/ Một số lưu ý người bệnh
thoái hóa đốt sống cổ nên tránh
Người bệnh không nên tác động đến
đốt sống cổ bằng cách vặn cổ hoặc bẻ cổ, bởi các động tác này vô hình chung tác
động làm tăng khả năng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội bất kỳ vật gì có
trọng lượng nặng lên đầu, gây áp lực đến đốt sống cổ khiến đốt sống cổ dễ bị tổn
thương.
Trong quá trình đọc sách hay
xem ti vi nên hạn chế việc cúi gấp cổ quá lâu.
Ngoài ra, khi thấy cơ thể có những
biểu hiện như đau đầu, tay chân có dấu hiệu đau mỏi, tê liệt,… người bệnh không
nên cố gắng bấm nắn hay vặn vẹo, tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến mạch hoặc
dây thần kinh cổ. Trong trường hợp này, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và
không khiến bệnh thêm phức tạp, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
không quá khó khăn nếu bạn tuân thủ theo những khuyến nghị của bác sĩ. Bên cạnh
đó, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học vẫn luôn là yếu tố quan trọng giúp bệnh
mau chóng hồi phục. Do đó, các bạn đừng quên bổ sung và thực hiện đều đặn hàng
ngày.
Bác sĩ: Nguyễn Đỗ
Hoàng.
Bài thuốc Đông y gia truyền
dòng họ Đỗ Minh giúp cho hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh
thoái hóa đốt sống cổ. Mọi thông tin thắc mắc về bệnh cũng như bài thuốc xin vui
lòng liên hệ:
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐỖ MINH ĐƯỜNG
Cơ Sở 1 : Số 37A ngõ 97 Văn
Cao, Ba Đình, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét